Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán cung cấp chim tri giong , thịt , thit ở tại vĩnh long , trĩ đỏ , trỉ xanh , trĩ 7 bảy màu , chim công giống , chim cong giá rẻ vinh long

Giới thiệu tổng quan về Vĩnh Long
1. Vị trí địa lý:
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả nước
2. Khí hậu:
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC đến 27oC, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3oC.
- Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
- Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116-179 mm.
- Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).
Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khi hậu cực đoan nhưng những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,v.v..có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm khi bố trí không gian lãnh thổ và kinh tế-xã hội nói chung.
3. Đặc điểm địa hình:
Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông thuỷ bộ.
- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu - Mùa).
Với địa hình trên, trong thế kỷ XXI có thể chịu tác động của hiện tượng biến đối khí hậu toàn cầu chung, song không lớn (có 2 dự báo: vào cuối thế kỷ những vùng có cao trình 0,5 m có thể bị lụt, dự báo khác gần 1 m).
4. Dân số:
Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2010 là 1.031.994 người, tăng hơn 30 ngàn người so với 10 năm trước hay tương đương dân số của 2 xã hiện nay. Mật độ dân số trung bình là 698 người/km2, đứng hàng thứ 2 ở ĐBSCL sau thành phố Cần Thơ, gấp 1,7 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và 2,8 lần mật độ trung bình của cả nước.
Trừ Thành phố Vĩnh Long, mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, thấp nhất là huyện Trà Ôn có mật độ 566 người/km2, bằng 82% mật độ của huyện cao nhất là Long Hồ với 780 người/km2.
Trong giai đoạn 1990 - 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm nhẹ, chủ yếu do nhiều người di chuyển đến các thành phố lớn như Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh làm ăn sinh sống. Năm 1995 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,55%,năm 2005 giảm xuống còn 1,13% và năm 2010 là 0,92%. Tỷ lệ sinh trung bình năm năm qua khoảng 0,28%o (từ 0,48%o năm 2005 xuống còn 0,2%o năm 2010).
Cũng như nhiều tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh, trong đó người Khơmer chiếm gần 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%. Nếu như người Kinh phân bố đều ở các nơi thì người Khơmer tập trung ở một số xã vùng xa thuộc các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, người Hoa tập trung ở thành phố và các thị trấn. 
5. Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất:
Đất đai của tỉnh Vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi Holocene (cách nay khoảng 5.000-11.200 năm) dưới tác động của sông Mekong. Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình Đất tỉnh Vĩnh Long năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn 90.779,06 ha (chiếm 68,94% diện tích), đất phù sa 40.577,06 ha (chiếm 30,81% diện tích), đất cát giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng thổi 116,14 ha (chiếm 0,09% diện tích).
Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 147.912,7 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng như sau (tỉnh không có đất lâm nghiệp): Đất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô thị 656,8 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%.
Theo Nghị quyết số 32/2006/NQ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 tỉnh Vĩnh Long thì đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Thực tế sử dụng đất đến 1/1/2010 cho thấy đất sản xuất nông nghiệp, cũng như đất trồng cây hàng năm đều đạt mức lớn hơn mục tiêu quy hoạch, chủ yếu theo hướng tăng diện tích màu và cây ăn trái. Tổng kết 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh, ngành nông nghiệp cũng như các huyện thị đều thống nhất tăng diện tích cây ăn trái, giảm diện tích chuyên lúa (giảm lúa vụ 3, bỏ diện tích 2 vụ lúa) tăng diện tích luân canh lúa và hoa màu. 
b. Tài nguyên nước:
- Nước ngầm:
Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình thăm dò thì nguồn nước ngầm ở Vĩnh Long rất hạn chế và chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định. Các tầng nước ngầm của Vĩnh Long như sau:
- Tầng nước ngầm ở độ sâu trung bình 86,4 m, nước nhạt phân bổ chủ yếu ở vùng ven sông Hậu và sông Tiền, bề dày tầng chứa nước không lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 46.169 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 150 m, nước nhạt phân bổ khu vực ven sông Hậu và một số xã phía Nam tỉnh Vĩnh Long. Bề dầy tầng chứa nước khá lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 86.299 m3/ngày.
 - Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 333,2 m, chất nước kém không thể khai thác.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 425 m. Bề dầy tầng chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng khoan công nghiệp. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 31.669 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình từ 439 m trở xuống. Nước nhạt chỉ phân bổ ở khu vực thành phố Vĩnh Long (ven sông Tiền). Bề dầy tầng chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng khoan công nghiệp. Đặc biệt đây là tầng chứa nước khoáng. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 19.520 m3/ngày.
- Nước mặt:
Với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của Tỉnh Vĩnh Long được phân bổ đều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thống kênh rạch này là:
- Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800-2500m, sâu từ 20-40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000-19.000m³/s.
- Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông Cổ Chiên, chạy dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500-3000m, sâu từ 15-30m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000-32.000m³/s.
- Sông Măng Thít : gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối từ sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47km, có bề rộng trung bình từ 110-150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sông như sau:
Phía sông Cổ Chiên: 1500-1600m³/s; Phía sông Hậu: 525-650m³/s.
Chất lượng nước tại 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thuỷ văn điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của thuỷ triều, tuy bị ô nhiễm nhẹ nhưng hoàn toàn dùng cho sinh hoạt được khi đã qua công trình xử lý nước, như vậy với tất cả các đô thị, khu dân cư có 3 con sông này chảy qua đều có thể lấy nước mặt (xử lý đạt tiêu chuẩn) để phục vụ cho nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, du lịch, đây là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được.
Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông chủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m3 (không kể những vùng cấm, tạm cấm và dự trữ sau năm 2010).
Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lượng khoảng 200 triệu m3, chất lượng khá tốt. Sét thường nằm dưới lớp đất canh tác nông nghiệp với chiều dầy 0,4-1,2 m và phân bổ ở hầu hết các huyện, thành phố.
Phương hướng
 Huy động mọi nguồn lực, tập trung khi thác tiềm năng, lợi thế để có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trọng tâm là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại, phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế ngang bằng hoặc cao hơn các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, chất lượng cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Phát triển nền văn hóa tiên tiến, lành mạnh làm nền tảng tư tưởng xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tăng  cường quốc phòng, an ninh giữ vững ổn định chính trị, đẩu lùi các tệ nạn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

 Nhiệm vụ chung

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh hàng hóa, sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Lấp đầy các doanh gnhiệp trong các khu, tuyến công nghiệp, nâng cao năng lực và quy mô sản xuất, xác định ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để đi lên và tạo ra những bước tiến nhảy vọt. Tăng cường xút tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, tăng nhanh giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích sản xuất. Phát triển ngành nghề nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
  Tiếp tục xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin, cấp thoát nứơc. Tập trung nguồn lực cho phát triển đô thị, chậm nhất đến năm 2010 thị xã Vĩnh Long trở thành thành phố thuộc tỉnh ( đô thị loại III ), thị trấn Cái Vồn thành thị xã ( đô thị loại IV ) trung tâm thị xạ tân Quớithành thị trấn ( đô thị loại V ), chú trọng phát triển chợ và tuyến dân cư nông thôn.
  Giải quyết tốt các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, giảm nghèo, dân số - kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ bà mẹ trẻ em, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Tiếp tục xây dựng nâng cao chất lựong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng.
  Tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tai nạn giao thông, giải quyết kịp thời những khiếu nại tố cáo của công dân .
 Tiếp tục xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tin thần nghị quyết Trung ương 6 ( lần 2), khoá VIII. Nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng đảng viên, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, khuyến khích làm giàu chính đáng. xây dựng cơ sở Đảng Trong sạch vững mạnh, giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhâhn dân. đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đẩy mạnh công tác vận động hân dân. Phát huy vai trò Mặt trận, đoàn thể các cấp, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 Mục tiêu tổng quát
 Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết là công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Phấn đấu đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 930-950 USD/người, tổng sản phẩm trong tỉnh(GDP theo giá so sánh) trên địa bàn tỉnh tăng 1,8 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 14%. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Ứng dụng tốt khoa học công nghệ vào sản xuất, cải thiện một bước trình độ công nghệ trong nền kinh tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác có hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại. Phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Không ngừng cải thiện đời sống nhân dân về mọi mặt, tiếp tục thực hiện giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới, giảm dần các tệ nạn xã hội. Phát triển và từng bước hoàn thiện dần kết cấu hạ tàng kinh tế - xã hội.
  Các chỉ tiêu chủ yếu
 1/-  Tăng cường kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 14 % .
 2/-  Tổng giá trị sản xuất nông gnhiệp - thủy sản tăng bình quân hàng năm 6,5%, trong đó nâng nghiệp tăng 5,8%.
 3/-  Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 26%
 4/ Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 16%
 5/-  Cơ cấu GDP đến năm 2010: nông nghiệp - thủy sản 38% , công nghiệp – xây dựng 25 % và dịch vụ là 37%
 6/-  Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP 12,5 % - 13%/năm
 7/-  Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,025% , để đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định 1%
 8/-  Giảm tỷ lệ hộ nghèo để đến năm 2010 còn 6%
 9/-  Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 930-950 USD.
 10/-   Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đến năm 2010 còn 15%
 11/-  Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật đạt 35% vào năm 2010
 12/-  Giải quyết việc làn hàng năm 27.000 lao động
 13/- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nứớc sạch phổ thông đạt 98% vào năm 2010, trong đó 75% từ nguồn cấp nước tập trung
Thông tin về tình hình đầu tư, thương mại của các nước láng giềng (Cămpuchia, Lào, Mi-an-ma và Trung Quốc)
1. Cămpuchia: Một số trang web có thông tin về môi trường đầu tư:
Thông tin về kinh tế, đầu tư, thương mại tại Cămpuchia trên trang mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia:
- Hồ sơ về Cămpuchia trên trang mạng của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI):  
- Tài liệu tham khảo "Sổ tay Hoạt động dầu tư - thương mại tại Campuchia" do Dại sứ quán Việt Nam tại Campuchia ấn hành (liên hệ Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao).
2. Lào: Thông tin về môi trường đầu tư của Lào được đưa trên một số trang mạng dưới đây :
- Thông tin về văn bàn luật liên quan đầu tư, thương mại tại Lào trên trang mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào:
- Hồ sơ về Lào trên trang mạng của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI):
3. Mi-an-ma: Một số trang mạng co thông tin về kinh tế, thương mại, đầu tư:
- Thông tin về kinh tế, dâu tư, thương mại tại Mi-an-ma trên trang mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Mi-an-ma:  
- Hồ sơ về Mi-an-ma trên trang mạng của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI): 
- Tài liệu tham khảo "Kinh doanh ở Việt Nam và Myanmar: Những điều cần biết" do Nhà Xuất bản chính trị quốc gia phát hành năm 2011.
4. Trung Quốc:
Một số thông tin cập nhật về tình hình đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Thương mại: Từ 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam.
- Năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 35,7 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất 11,1 tỉ USD, nhập 24,6 tỉ USD;
- 8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại đạt 26,65 tỉ USD (Việt Nam xuất 8.37 tỉ USD, nhập 18,28 tỉ USD);
Hợp tác đầu tư:
- Tính đến cuối tháng 8/2012, Trung Quốc có 857 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 4,5 tỉ USD, xếp hạng 14/96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
- Trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho Việt Nam vay tổng cộng 1,6 tỉ USD tín dụng ưu đãi.
- Ngoài ra, Trung Quốc còn dành một số khoản viện trợ không hoàn lại hỗ trợ Việt Nam tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm phát triển, giao lưu thanh thiếu niên, đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam, xây dựng công trình (khu nhà ờ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Cung Hữu nghị Việt - Trung).
- Hợp tác giữa 7 tỉnh biên giới phía Bắc với các địa phương giáp biên của Trung Quốc:
Về hợp tác kinh tế cửa khẩu:
- Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cua các tỉnh biên giới phía Bắc đạt gần 2 tỉ USD, chiểm 5,6% tổng kim ngạch thương mại Việt - Trung.
- Kim ngạch thương mại hai chiều giữa các tỉnh biên giới Trung Quốc với Việt Nam năm 2011: Quảng Đông 7 tỉ USD (tăng 31% so với 2010), Quàng Tây 7 tỉ USD (tăng 50%), Vân Nam 1,21 tỉ USD (tăng 27,7%).
-  Hai bên luân phiên tổ chức các hội chợ thương mại tại vùng biên giới hai nước. Các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn đã tích cực tham gia các Hội chợ tổ chức ở các địa phương Trung Quốc, như Hội chợ thương mại Trung Quốc - ASEAN (Quang Tây), Hội chợ quốc tế Quảng Châu (Quảng Đông), Hội chợ thương mại Côn Minh (Vân Nam)...
- Hợp tác trong các lĩnh vực khác: Từ năm 2011, Quảng Tây dành cho 4 tỉnh Việt Nam trong ủy ban/ Nhóm công tác liên hợp 20 suất học bổng toàn phần tại các cơ sờ đào tạo của Quảng Tây. Hai bên tiếp tục tăng cường hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; trao đổi đoàn ra, đoàn vào, tham quan, học tập các mô hình canh tác.
Vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Long 
      Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau : 
       - Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. 
       - Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.   
 - Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh.       
    - Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp. 


 Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai.
Với vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền tây. Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển KTXH theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh.
 Địa hình, địa mạo :
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện tích). Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m). Phân cấp địa hình của Tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: 29.934,21 ha - chiếm 22,74%. Phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp và dân cư nông thôn sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính, đầu mối giao thông thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả.        
- Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha - chiếm 45,86%. Phân bố  chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng năm với cơ cấu chủ yếu lúa màu hoặc 2-3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong canh tác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của Tỉnh .
- Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha - chiếm 30,28%. Phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ bao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.         
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha - chiếm 1,12%  có địa hình thấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa ĐX-HT, lúa HT-Mùa) trong điều kiện quản lý nước khá tốt.    Vĩnh Long nằm trên trục quốc lộ 1A chạy ngang qua Tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối liền với Tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre. Cùng với mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước đối với nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh ĐBSCL và cả nước. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cư quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của Tỉnh. Khu công nghiệp của Tỉnh phân bố theo trục lộ giao thông chính như: khu công nghiệp Bắc cổ chiên, khu công nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp Hòa Phú, khu sản xuất gạch ngói dọc theo đường Tỉnh 902... và ven sông Tiền với cảng Vĩnh Thái và khu sản xuất gạch ngói khá phát triển. Sông Mang Thít nối liền giữa sông Tiền - sông Hậu là trục giao thông thủy quan trọng của Tỉnh và ĐBSCL, đồng thời là vùng phát triển khu sản xuất công nghiệp mía đường. Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh còn có sân bay quân sự  nhưng hiện nay khu vực sân bay này đang xuống cấp và bị lấn chiếm, tuy nhiên đây cũng là một trong những lợi thế nếu được đầu tư nâng cấp hình thành sân bay dân dụng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh. Ưu thế về giao thông thủy bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Vĩnh Long trong tương lai.
Do trong quá trình phát triển sản xuất với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê bao, hệ thống kinh thủy lợi, hệ thống cống đập, kỹ thuật canh tác của từng đối tượng cây trồng nên hiện nay đang có sự thay đổi cục bộ về cao trình. Hiện nay Chính Phủ đang giao Tổng Cục Địa Chính để khảo sát để xây dựng lại bản đồ địa hình vùng ĐBSCL nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng theo mực nước biển gốc tại mũi Nai (Hà Tiên) .Vĩnh Long phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được khai phá và phát triển sớm nhất ở ĐBSCL (khoảng trên 259 năm). Dân số năm 2001 là 1.020 triệu người, mật độ dân số khá cao 692 người/ km2 (so với ĐBSCL là 401 người/km2 và cả nước là 236 người/km2).  
 Thời tiết - khí  hậu :
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.      
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, so với thời kỳ trước năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC. Nhiệt độ tối cao 36,9oC; nhiệt độ tối thấp 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8oC.
* Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181 - 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.           
* Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 75-79%.
* Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của Tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-179 mm/tháng.       
* Lượng mưa và sự phân bố mưa: Lượng mưa bình quân qua các năm từ 1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng lượng mưa bình quân cao nhất trong năm là 1.893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều này cho thấy có sự thay đổi thất thường về thời tiết. Do đó ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi các đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, lượng mưa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 dl, chủ yếu vào tháng 8-10 dl.
Ở Vĩnh Long so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực.
Mặt khác Vĩnh Long là vùng có truyền thống đất học với nhiều danh nhân trí thức cùng  với sự hình thành đô thị sớm nhất trong vùng và ngày nay là nơi tập trung của các viện trường của Trung Ương và Tỉnh: Đại học dân lập Cửu Long, Trường cao đẳng cộng đồng, Trường xây dựng Miền Tây, Trường sư phạm kỹ thuật ...
        Toàn Tỉnh có 6 huyện và 1 thị xã với 107 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên 147.519 ha (có quy mô nhỏ nhất so với các tỉnh ĐBSCL).
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vĩ tuyến từ 905240’’ đến 1001948’’ vĩ bắc, kinh tuyến 10504118’’ đến 10601703’’ kinh đông. Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long: sông Tiền và sông Hậu. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long (đường chéo đông sang tây 65 km, đường chéo bắc nam 51 km), phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía bắc theo quốc lộ I, phía nam cách thành phố Cần Thơ 33 km theo quốc lộ I.
Vĩnh Long không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía bắc, đông bắc và nam đông nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nổi lên nhiều cù lao lớn nhỏ: cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Quới Thiện (sông Cổ Chiên), Lục Sỹ Thành (sông Hậu),…Đây là những vùng trồng cây ăn trái đặc sản trù phú, dân cư đông đúc, giàu có.
Hiện nay, Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chánh: thị xã Vĩnh Long và và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, Bình Tân); gồm có 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên 148.737 ha (1.487,37km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chánh.
Về tên gọi:
Năm 1732, chúa đời thứ 7 thời Nguyễn là Nguyễn Phúc Trú (1696 - 1738) lập đơn vị hành chánh đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, dinh Long Hồ.
+ Năm 1779, đổi thành Hoằng Trấn dinh;
+ Từ năm 1780 – 1805, Vĩnh Trấn;
+ Từ 1806 – 1832, Trấn Vĩnh Thanh;
+ Từ 1832 – 1950, tỉnh Vĩnh Long;
+ Từ năm 1951 – 1954, tỉnh Vĩnh Trà;
+ Từ năm 1954 – 1975, tỉnh Vĩnh Long;
+ Từ năm 1976 – 5.1992, tỉnh Cửu Long;
+ Từ 5 – 5 - 1992 đến nay là tỉnh Vĩnh Long.
Thời chúa Nguyễn, Vĩnh Long bao gồm các phần đất tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.
Trước 1948, huyện Chợ Lách (Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó giao cho Bến Tre; đến giai đọan 1957 – 1965, huyện Chợ Lách giao về cho tỉnh Vĩnh Long. Năm 1966, tách huyện Chợ Lách về tỉnh Bến Tre.
Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ 1948 – 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1951 – 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà; Từ năm 1954 – 1971, huyện Cầu Kè, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Từ năm 1971 – 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Từ năm 1957 – 1974, các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc (Sa Đéc) nhập vào Vĩnh Long.
Từ năm 1957 trở về trước huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1957 đến 1972 đến nay thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét