Tổng quan về Đà Nẵng
Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, và trong dư ba của lịch sử, đây là một tiền đồn quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.
Đà Nẵng xưa
Cảng thị Đà Nẵng
Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là “sông lớn”, “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi. Điều đó có nghĩa là, từ rất sớm, trong cách hình thành tên gọi, tính chất cửa sông lớn, tính chất cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng của thành phố.
Là một trong những cửa sông lớn của miền Quảng Nam (mở rộng về
phương Nam), từ nhiều thế kỷ trước, kể cả khi Hội An còn đang trong thời
kì phát triển rực rỡ vào thế kỉ XVII, cửa biển Đà Nẵng đã được đánh giá
rất cao. Chúng ta từng biết bức tranh nổi tiếng của dòng họ Chaya Nhật
Bản vẽ quang cảnh buôn bán ở Hội An. Nếu đúng như một giả thiết rằng cửa
biển vẽ trong ấy là cửa biển Đà Nẵng với Ngũ Hành Sơn và con sông Cổ Cò
thì không có gì ngạc nhiên khi cho rằng những chiếc tàu vượt đại dương,
có trọng tải lớn, thiết bị kỹ thuật đi biển cao của các thương nhân
Nhật Bản hoặc Trung Hoa đều phải lựa chọn lối vào là cửa Đà Nẵng thay vì
cửa Hội An, vì ưu thế vượt trội của vịnh Đà Nẵng là nước sâu và có độ
an toàn cao. Trên thực tế, từ thế kỉ thứ XVIII trở về sau, tiềm năng Đà
Nẵng với tư cách là một hải cảng đã ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nó
đối với khu vực.
Vịnh Đà Nẵng
Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các biển khác không được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Từ thời điểm này trở đi, thay vì cửa Đại Chiêm như trước đây, các quan hệ về buôn bán, ngoại giao ngày một tập trung dần vào một đầu mối chính của miền Trung là cửa biển Đà Nẵng. Nhờ vị trí và vai trò ngày càng quan trọng với miền Trung, Đà Nẵng bắt đầu phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp địa phương như những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm sản, các dịch vụ thương mại liên quan.
Phố xưa Đà Nẵng
Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương thì Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với tính cách là một nhượng địa (concession) và đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế - tuy thị trấn này năm trong xứ Trung Kỳ.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng
Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất và hiện là một trong những sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông Tây. Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Seoul là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Sân bay quốc tế Đà Nẵng đang được đầu tư nâng cấp với tổng số vốn 84 triệu USD, đến năm 2012 công suất đón 4 triệu lượt khách/năm. Hiện nay sân bay Quốc tế Đà Nẵng vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.
Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý…nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng hai ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực Phillippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan…đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại.
Là thương cảng lớn thứ 3 của Việt Nam, cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15-20m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài 220m. Vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu tàu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão. Vào những năm đầu thế kỉ 21, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với cảng Kỳ Hà, Dung Quất ở phía Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất nước, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Cảng Đà Nẵng
Chỉ trong mấy năm trở lại đây, Đà Nẵng đã khác trước nhiều. Những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.
Cầu Sông Hàn
Trước đây nhiều người từng than phiền cho sự manh mún già cỗi của công nghiệp Đà Nẵng, bây giờ mọi chuyện đã khác. Chủ trương lấy công nghiệp làm đòn bẩy phát triển, cơ cấu kinh tế Đà Nẵng có chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ phù hợp với xu thế chung của cả nước và những đô thị lớn. Để chuẩn bị cho một cuộc bức phá của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với vai trò đầu tàu của mình, những năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực cải thiện hình ảnh và vị thế của mình để đáp ứng yêu cầu chung của khu vực.
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20% /năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
Chợ Cồn
Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và Chợ Cồn; cùng với những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ Plaza, đại siêu thị Big C (Vĩnh Trung Plaza), siêu thị Intimex, siêu thị Co.op Mart…Đây là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.
Ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, Đà Nẵng hiện là trung tâm lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, với hơn 40 ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần, liên doanh, và công ty tài chính đang hoạt động, cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn…
Công viên Phần mềm Đà Nẵng
Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu chính lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet…, chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh, điện hoa…Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH – 140Mb/s, mạng cáp quang SDH – 2,5bb/s tổng đài Toll AXE-10… các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm các nước trong khu vực.
Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu chính lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet…, chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh, điện hoa…Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH – 140Mb/s, mạng cáp quang SDH – 2,5bb/s tổng đài Toll AXE-10… các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm các nước trong khu vực.
Một góc thành phố nhìn từ bán đảo Sơn Trà
Đến
Đà Nẵng du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh
núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bãi biển; có thể tận hưởng hưởng
những dịch vụ lưu trú với chất lượng quốc tế tại các khu du lịch đạt
tiêu chuẩn 4-5 sao như Furama, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa…hay
những khu du lịch sinh thái trong lành như Suối Lương, Bà Nà, Sơn Trà,
Non Nước…
Tính đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng nhiều dự án du lịch được cho
phép đầu tư với tổng vốn đầu tư hành tỷ USD. Trong đó, nhiều dự án thu
hút nhiều tập đoàn lớn như Vina Capital, Indochina Capital…đầu tư vào
các sân golf, khách sạn, resort cao cấp …
Đầu tư cho y tế, giáo dục bảo đảm cuộc sống có chất lượng cao cho người dân là một mục tiêu quan trọng trong những nỗ lực của thành phố này. Trong thời điểm hiện tại, Đà Nẵng hiện có 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường với hơn 900 phòng khám chữa bệnh tư. Đặc biệt, trong một quyết tâm rất cao, Đà Nẵng đã xây dựng và đưa vào hoạt động Bệnh viện Phụ nữ, kêu gọi sự đóng góp của nhiều thành phần xã hội đầu tư cho bệnh viện Ung thư, từng bước tạo điều kiện cho người dân thành phố và khu vực lân cận giảm nhẹ những gánh nặng về chi phí chữa bệnh khi đối đầu với những căn bệnh hiểm nghèo vốn lâu nay chỉ trông đợi vào những trung tâm y tế lớn ở hai đầu đất nước. Cùng với sự hình thành của trường đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), hiện nay, Đà Nẵng có 15 trường Đại học, học viện, 17 trường cao đẳng; nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non.
Đại học Đà Nẵng hiện có 1890 cán bộ, công chức, trong số đó có 130 cán bộ giảng dạy. Chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng cao. Hiện nay, 20% cán bộ giảng dạy của trường có trình độ tiến sĩ và 70% có trình độ thạc sĩ.
Để tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ sức đảm đương nhiệm vụ dạy học nghiên cứu ứng dụng trong tương lai, những năm gần đây Đại học Đà Nẵng đã tuyển dụng thêm nhiều giảng viên mới và gửi ra nước ngoài đào tạo sau đại học bằng các nguồn kinh phí khác nhau.
Đầu tư cho y tế, giáo dục bảo đảm cuộc sống có chất lượng cao cho người dân là một mục tiêu quan trọng trong những nỗ lực của thành phố này. Trong thời điểm hiện tại, Đà Nẵng hiện có 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường với hơn 900 phòng khám chữa bệnh tư. Đặc biệt, trong một quyết tâm rất cao, Đà Nẵng đã xây dựng và đưa vào hoạt động Bệnh viện Phụ nữ, kêu gọi sự đóng góp của nhiều thành phần xã hội đầu tư cho bệnh viện Ung thư, từng bước tạo điều kiện cho người dân thành phố và khu vực lân cận giảm nhẹ những gánh nặng về chi phí chữa bệnh khi đối đầu với những căn bệnh hiểm nghèo vốn lâu nay chỉ trông đợi vào những trung tâm y tế lớn ở hai đầu đất nước. Cùng với sự hình thành của trường đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), hiện nay, Đà Nẵng có 15 trường Đại học, học viện, 17 trường cao đẳng; nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non.
Đại học Đà Nẵng hiện có 1890 cán bộ, công chức, trong số đó có 130 cán bộ giảng dạy. Chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng cao. Hiện nay, 20% cán bộ giảng dạy của trường có trình độ tiến sĩ và 70% có trình độ thạc sĩ.
Để tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ sức đảm đương nhiệm vụ dạy học nghiên cứu ứng dụng trong tương lai, những năm gần đây Đại học Đà Nẵng đã tuyển dụng thêm nhiều giảng viên mới và gửi ra nước ngoài đào tạo sau đại học bằng các nguồn kinh phí khác nhau.
Hợp tác quốc tế trong đào tạo tại Đại học Đà Nẵng
Theo đề án phát triển Đại học Đà Nẵng đến năm 2015 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, sắp tới trên địa bàn thành phố sẽ có thêm một số trường đại học và viện nghiên cứu được thành lập như: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (Nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau Đại học…
Chú trọng đến việc đào tạo nhân lực lâu dài vì sự phát triển thành phố, hệ thống trường phổ thông các cấp ở Đà Nẵng được đầu tư đáng kể. Trong đó các trường phổ thông chuyên như Nguyễn Khuyến, Lê Quý Đôn được xem như là mũi nhọn chủ lực cho việc cung cấp đầu vào cho các trường Đại học. Những năm qua, từ những ngôi trường này, các thế hệ trí thức trẻ Đà Nẵng được ươm mầm và trưởng thành bước đầu có những đóng góp tích cực cho thành phố.
Trong quá khứ ở vào những thời điểm cam go và quan trọng nhất của lịch sử, người Đà Nẵng luôn biết tìm ra những cách ứng xử thích hợp nhất, đúng đắn nhất, có lợi nhất…cho sự tồn tại và phát triển của mình. Đà Nẵng ở đâu trong cuộc canh tân mới của đất nước, Đà Nẵng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển chung của miền Trung và với cả nước, câu trả lời không chỉ của riêng người Đà Nẵng.
Theo đề án phát triển Đại học Đà Nẵng đến năm 2015 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, sắp tới trên địa bàn thành phố sẽ có thêm một số trường đại học và viện nghiên cứu được thành lập như: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (Nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau Đại học…
Chú trọng đến việc đào tạo nhân lực lâu dài vì sự phát triển thành phố, hệ thống trường phổ thông các cấp ở Đà Nẵng được đầu tư đáng kể. Trong đó các trường phổ thông chuyên như Nguyễn Khuyến, Lê Quý Đôn được xem như là mũi nhọn chủ lực cho việc cung cấp đầu vào cho các trường Đại học. Những năm qua, từ những ngôi trường này, các thế hệ trí thức trẻ Đà Nẵng được ươm mầm và trưởng thành bước đầu có những đóng góp tích cực cho thành phố.
Trong quá khứ ở vào những thời điểm cam go và quan trọng nhất của lịch sử, người Đà Nẵng luôn biết tìm ra những cách ứng xử thích hợp nhất, đúng đắn nhất, có lợi nhất…cho sự tồn tại và phát triển của mình. Đà Nẵng ở đâu trong cuộc canh tân mới của đất nước, Đà Nẵng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển chung của miền Trung và với cả nước, câu trả lời không chỉ của riêng người Đà Nẵng.
Bây giờ, không chỉ những người từ xa đến, đi xa về, mà ngay cả
những người đang sống trong lòng Đà Nẵng hiện nay đôi khi cũng tự hỏi là
làm sao, bằng cách nào mà Đà Nẵng trong một thời gian không dài đã có
thể nhanh chóng thay đổi được bộ mặt của mình.
Lung linh cầu Thuận Phước
Có thể có nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng có điều dễ nhận thấy là đang có một quyết tâm chung, nỗ lực chung của mọi công dân thành phố, từ người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường, từ Đảng bộ thành phố đến các tổ chức Đảng, đoàn thể cơ sở… Giống như đã đứng trước nhiều biến cố quan trọng của lịch sử, sự đồng thuận xã hội trong đó có sự đóng góp to lớn của người dân đã làm thay đổi diện mạo thành phố, đem lại cho mảnh đất này một sức mạnh lớn lao, tạo đà cho những bước tiếp theo trên con đường phát triển đi về tương lai của thành phố.
Đứng bên bờ biển Đông quanh năm sóng vỗ, con người miền Trung vốn đã được thử thách từ trong bản chất có cứng mới đứng đầu gió. Từ xa xưa những chiếc thuyền vượt biển và thái độ ứng xử với biển của người Chăm cho thấy miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng từng là một xứ sở hùng mạnh về kinh tế biển.
Thiên nhiên và con người Đà thành
Ngày
nay, không chỉ đứng đầu gió, người miền Trung đang đứng ở ngã tư của
con đường giao lưu quốc tế từ Ấn Độ xuyên qua Thái Bình Dương. Thời đại
hội nhập cùng với những cơ hội mới mở ra những chân trời cho những con
tàu với nhiều tham vọng, Đà Nẵng sẽ phải là đầu tàu cho vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung tiến ra biển lớn.
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới và thách thức mới khi
gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vươn ra biển lớn. Đà Nẵng
từ xưa đến nay là một cửa biển lớn, cửa biển hiểu theo nhiều nghĩa, là
cảng thị và cũng là vùng đất mở, vùng đất của hội nhập, phát triển. Đà
Nẵng sẽ có nhiều thời cơ và cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực … Lịch sử hình
thành và phát triển của Đà Nẵng bảo đảm một sự tin cậy. Những tín hiệu
mới của thành phố này trong giai đoạn hiện tại càng bảo đảm cho sự tin
cậy ấy. Con đường phía trước đòi hỏi phải nhiều phấn đấu nhưng Đà Nẵng
sẽ phát triển vì sự sống còn của mình, và cũng để xứng đáng với vị thế
của mình là thành phố động lực cho cả miền Trung và Tây Nguyên, xứng
đáng với vai trò mà cả nước giao phó.
( Theo Đà Nẵng toàn cảnh - NXB Đà Nẵng, 3. 2010 ) Quận đoàn Sơn Trà
Sáng
ngày 1 tháng 3, tại sân cơ quan Công an quận, Quận đoàn Sơn Trà đã tổ
chức lễ phát động "Tháng Thanh niên" và hưởng ứng cuộc vận động "Thanh
niên với văn hoá giao thông", với sự tham dự của hơn 500 đoàn viên,
thanh niên của 22 cơ sở Đoàn và 13 cơ sở Hội Liên hiệp Thanh niên các
địa phương, cơ quan, trường học trực thuộc. Đến dự lễ có anh Đoàn Xuân
Hiếu, Phó Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng; chị Nguyễn Hà Thảo Chi, Phó Chủ
tịch Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố; ông Vũ Bá Bảo, Uỷ viên Ban
Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Quận uỷ; bà Vũ Thị Lệ Thuỷ, Phó Chủ
tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận; đại diện các ban, ngành,
đoàn thể của quận và các phường trong quận.
Với chủ đề "Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị" và phương châm "ứng xử văn hoá, hành động văn minh", đọc diễn văn lễ phát động, anh Dương Thanh Hà, Uỷ viên Ban Chấp hành Thành đoàn, Bí thư Quận đoàn Sơn Trà, mục đích, ý nghĩa các hoạt động của "Tháng thanh niên" năm 2013 và nêu 6 chỉ tiêu cơ bản của tổ chức Đoàn các cấp trong quận thực hiện trong việc quán triệt, tuyên truyền tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tổ chức Ngày hội Thanh niên Việt Nam; xây dựng mô hình, công trình, phần việc thanh niên bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, cảnh quan đô thị, giáo dục thanh - thiếu niên chậm tiến; tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền với cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên; tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên...
Thay mặt tuổi trẻ toàn quận, anh Huỳnh Kim Hiếu, Bí thư Đoàn phường An Hải Đông, phát biểu hưởng ứng và cam kết thực hiện tốt các nội dung hoạt động trọng tâm do Quận đoàn Sơn Trà đề ra trong "Tháng Thanh niên" năm 2013.
Ngay sau lễ phát động, đoàn viên, thanh niên đã tham gia cuộc diễn hành trên các đường phố chính nhằm tuyên truyền, hưởng ứng cuộc vận động "Thanh niên với văn hoá giao thông".
Với chủ đề "Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị" và phương châm "ứng xử văn hoá, hành động văn minh", đọc diễn văn lễ phát động, anh Dương Thanh Hà, Uỷ viên Ban Chấp hành Thành đoàn, Bí thư Quận đoàn Sơn Trà, mục đích, ý nghĩa các hoạt động của "Tháng thanh niên" năm 2013 và nêu 6 chỉ tiêu cơ bản của tổ chức Đoàn các cấp trong quận thực hiện trong việc quán triệt, tuyên truyền tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tổ chức Ngày hội Thanh niên Việt Nam; xây dựng mô hình, công trình, phần việc thanh niên bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, cảnh quan đô thị, giáo dục thanh - thiếu niên chậm tiến; tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền với cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên; tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên...
Thay mặt tuổi trẻ toàn quận, anh Huỳnh Kim Hiếu, Bí thư Đoàn phường An Hải Đông, phát biểu hưởng ứng và cam kết thực hiện tốt các nội dung hoạt động trọng tâm do Quận đoàn Sơn Trà đề ra trong "Tháng Thanh niên" năm 2013.
Ngay sau lễ phát động, đoàn viên, thanh niên đã tham gia cuộc diễn hành trên các đường phố chính nhằm tuyên truyền, hưởng ứng cuộc vận động "Thanh niên với văn hoá giao thông".
Đoàn viên thanh niên quận Sơn Trà hưởng ứng cuộc vận động "Thanh niên với văn hoá giao thông"
+ Trước đó, ngày 24 tháng 2, Quận đoàn
Sơn Trà đã tổ chức Ngày hội khởi động Tháng Thanh niên 2013. Tham gia
ngày hội, hơn 200 đoàn viên, thanh niên công nhân viên chức, các trường
trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên ra quân tộng dọn vệ
sinh trên tuyến đường Võ Văn Kiệt; đoàn viên, thanh niên các phường
tham gia tổng dọn vệ sinh tại các khu dân dư, các công trình công
cộng... Ban Thường vụ Quận đoàn và và Đoàn 7 phường ký kết giao ước việc
đảm nhận cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật. Đặc
biệt, Quận đoàn đã cử gần 50 cán bộ đoàn tham dự Ngày hội Bí thư chi
đoàn do Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức với các nội dung như thi Rung chuông
vàng tìm hiểu về lịch sử Đoàn, Hội, Đội; thi Khiêu vũ và Dân vũ; tham
gia các hoạt động vui chơi, giao lưu và sinh hoạt tập thể, và đã giành
được giải nhất phần thi dân vũ, giải ba phần thi hiêu vũ và bí thư chi
đoàn giỏi./.
ĐVQ + Kim Ngọc
Khối thi đua các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp triển khai phương hướng công tác năm 2013
Chiều ngày 6-3, Khối thi đua các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp thành phố đã tổ chức hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2012 và triển khai phương hướng công tác năm 2013.
Tại
hội nghị, ông Huỳnh Đức Trường, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
thành phố (Trưởng khối thi đua) cho biết trong năm qua, các đơn vị
thuộc Khối đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, chủ động hoàn thành
giao ước thi đua của Khối năm 2012, đóng góp hiệu quả vào chương trình
“năm không, ba có”, chương trình “An sinh xã hội”, góp phần ổn định kinh
tế xã hội, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tổng giá trị đóng góp
cho cộng đồng trên 120 tỷ đồng. Công tác thi đua ngày càng đi vào quy
củ, nề nếp và chuyên nghiệp. Công tác đối ngoại nhân dân, khoa học kỹ
thuật, văn học nghệ thuật, thông tấn báo chí, pháp luật ngày càng đa
dạng hóa hoạt động. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị đã đón tiếp với trên
25 đoàn khách quốc tế, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, tìm hiểu cơ
hội hợp tác đầu tư , kinh tế, thương mại, viện trợ nhân đạo, trực tiếp
triển khai được 7 chương trình, dự án với tổng giá trị trên 6,4 tỷ đồng.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố (Trưởng khối thi đua) Huỳnh Đức Trường phát biểu tại hội nghị
Ngoài ra, các đơn vị thuộc Khối
đã đăng ký và thực hiện tốt phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới
huyện Hòa Vang” thông qua các hoạt động như hỗ trợ xây dựng nhà ở, học
bổng, xe đạp… Liên hiệp Hội văn học – nghệ thuật có nhiều tác phẩm phản
ánh thực tế xây dựng nông thôn mới tại Hòa Vang, Hội nhà báo phối hợp
UBND xã Hòa Phú mở phòng đọc phục vụ nhân dân, Hội tù yêu nước hỗ trợ tủ
sách “Giáo dục truyền thống”, Hội Đông y khám chữa bệnh miễn phí cho
300 bệnh nhân và tặng quà cho các em học sinh nghèo,…
Năm 2013, Khối thi đua các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với các đối tác nước ngoài, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, văn hóa – nghệ thuật,..tổ chức các hoạt động thi đua thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc trong phạm vi toàn Khối và từng đơn vị thành viên thuộc Khối, nhằm thúc đẩy phong trào thi đua ngày càng sôi nổi, tích cực, tạo sự đoàn kết, hưởng ứng và thống nhất.
CÔNG TÂM
Năm 2013, Khối thi đua các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với các đối tác nước ngoài, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, văn hóa – nghệ thuật,..tổ chức các hoạt động thi đua thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc trong phạm vi toàn Khối và từng đơn vị thành viên thuộc Khối, nhằm thúc đẩy phong trào thi đua ngày càng sôi nổi, tích cực, tạo sự đoàn kết, hưởng ứng và thống nhất.
CÔNG TÂM
Đề nghị Nhật Bản hỗ trợ xây dựng, nâng cấp Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 và cảng Liên Chiểu Ngày 6-3, Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến chủ trì buổi tiếp ông Hideo Suzuki, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, có chuyến thăm và thị sát các công trình tại Đà Nẵng được thực hiện bằng nguồn vốn vay trong khuôn khổ chương trình viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Văn Hữu Chiến cho
biết, Đà Nẵng hiện đang tập trung phát triển để trở thành một đô thị
lớn, xứng đáng là thành phố động lực của khu vực miền Trung – Tây
Nguyên. Do vậy, thành phố hiện rất coi trọng đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ông đề nghị chính phủ Nhật Bản xem
xét hỗ trợ nguồn vốn cho thành phố để thực hiện dự án nâng cấp mở rộng
Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 và nghiên cứu khả thi xây dựng Cảng Liên Chiểu.
Đồng thời, đề nghị ngài Công sứ đóng vai trò làm cầu nối giúp xúc tiến
việc thiết lập đường bay trực tiếp kết nối Nhật Bản và Đà Nẵng; giới
thiệu thêm nhiều doanh nghiệp Nhật đến tìm hiểu đầu tư vào Khu Công nghệ
cao và Khu CNTT tập trung của thành phố. Ông cho biết, hiện đã có 02
doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Khu CNC Đà Nẵng là Tập đoàn Tokyo Keiki với
tổng vốn đầu tư 40 triệu USD và Công ty Niwachuzo với vốn đầu tư 11,2
triệu USD.
Theo ông Hideo Suzuki, 2013 là năm đánh dấu
kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản
(21/9/1973 – 21/9/2013) và cũng là năm Hữu nghị Việt – Nhật. Do vậy,
nhiều sự kiện cũng như hoạt động giao lưu văn hóa, hữu nghị sẽ được tổ
chức tại hai nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Ngài Công sứ bày tỏ
mong muốn thành phố sẽ tích cực phối hợp để tổ chức thành công các hoạt
động nhân dịp lễ trọng đại này. Ông cũng cam kết sẽ nỗ lực hết sức để
xúc tiến quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng đến với người dân Nhật Bản, đồng
thời tích cực giới thiệu để các doanh nghiệp Nhật đến tìm hiểu đầu tư
tại thành phố. Đối với đề nghị xúc tiến thiết lập đường bay trực tiếp
Nhật Bản – Đà Nẵng, ông cho biết phía Nhật Bản sẽ có phản hồi khi
Vietnam Airlines có ý kiến chính thức về vấn đề này.
Được biết, hiện có 87 doanh nghiệp và VPĐD
Nhật Bản đang hoạt động tại Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 350 triệu USD,
tạo việc làm ổn định cho gần 30.000 lao động địa phương, tập trung trên
các lĩnh vực chế biến bột giấy xuất khẩu, chế biến hải sản và nông sản,
linh kiện điện tử, gia công phần mềm, nhà hàng ăn uống, khách sạn, …
QUỲNH ĐAN
Trao “Giải thưởng Chi hội phụ nữ tiêu biểu năm 2012”
Nhân dịp kỷ niệm 103 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, sáng ngày 6-3, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ trao “Giải thưởng Chi hội phụ nữ tiêu biểu năm 2012”, Tọa đàm và phát động chương trình “Hướng về cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động Chi hội phụ nữ”. Đến dự có các đồng chí Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND thành phố; đồng chí Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tại thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành và hơn 1000 cán bộ, hội viên phụ nữ.
Toàn cảnh lớp tập huấn
Sáng
ngày 1 tháng 3, Chi cục Thuế quận Sơn Trà đã tổ chức tập huấn công tác
kê khai, lập báo cáo và quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho hơn 50 kế
toán các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn quận.
Tại lớp tập huấn, các cán bộ chuyên môn của Chi cục Thuế đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số 100/2008 ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ, các thông tư và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chình và Tổng cục Thuế, trong đó chủ yếu là các quy định về đối tượng chịu thuế, kê khai thuế, nộp thuế, thực hiện báo cáo, quyết toán thuế thu nhập cá nhân; hướng dẫn các chỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu kê khai trong các bảng, biểu báo cáo, quyết toán thuế thu nhập cá nhân... Lãnh đạo Chi cục Thuế quận cũng đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị - nơi phát sinh nguồn thu nhập cá nhân - phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kê khai, nộp báo cáo thuế và quyết toán thuế hằng năm tại cơ quan thuế nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở.
Theo lãnh đạo Chi cục Thuế Sơn Trà, năm 2011, quận Sơn Trà có 76 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nghĩa vụ phải kê khai, lập báo cáo và quyết toán thế, song đã có đến 18 cơ quan, đơn vị không thực hiện nghĩa vụ này vì cho rằng cơ quan, đơn vị không phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Như vậy là vi phạm quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trong thời gian tới, Chi cục Thuế sẽ báo cáo và trình Uỷ ban nhân dân quận xem xét, xử lý theo quy định đối với các đơn vị vi phạm./.
Tại lớp tập huấn, các cán bộ chuyên môn của Chi cục Thuế đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số 100/2008 ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ, các thông tư và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chình và Tổng cục Thuế, trong đó chủ yếu là các quy định về đối tượng chịu thuế, kê khai thuế, nộp thuế, thực hiện báo cáo, quyết toán thuế thu nhập cá nhân; hướng dẫn các chỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu kê khai trong các bảng, biểu báo cáo, quyết toán thuế thu nhập cá nhân... Lãnh đạo Chi cục Thuế quận cũng đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị - nơi phát sinh nguồn thu nhập cá nhân - phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kê khai, nộp báo cáo thuế và quyết toán thuế hằng năm tại cơ quan thuế nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở.
Theo lãnh đạo Chi cục Thuế Sơn Trà, năm 2011, quận Sơn Trà có 76 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nghĩa vụ phải kê khai, lập báo cáo và quyết toán thế, song đã có đến 18 cơ quan, đơn vị không thực hiện nghĩa vụ này vì cho rằng cơ quan, đơn vị không phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Như vậy là vi phạm quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trong thời gian tới, Chi cục Thuế sẽ báo cáo và trình Uỷ ban nhân dân quận xem xét, xử lý theo quy định đối với các đơn vị vi phạm./.
Vũ Quang + Kim Liên (CCT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét