Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán cung cấp chim tri giong , thịt , thit ở tại yên bái , trĩ đỏ , trỉ xanh , trĩ 7 bảy màu , chim công giống , chim cong giá rẻ yen bai

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH YÊN BÁI

 I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý
                Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước.. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
2. Đặc điểm địa hình
            Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
3. Khí hậu
             Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, có khi xuống dưới 00C về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 240C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 230C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
            Theo số liệu thống kê năm 2010, Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64 ha. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 583.717,47 ha, chiếm 84,76% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 51.713,13 ha chiếm 7,51%; diện tích đất chưa sử dụng là 53.197,04 ha chiếm 7,73%.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 107.317,69 ha; đất lâm nghiệp 474.768,01 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.574,35 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác. Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp thì đất ở 4.826,62 ha; đất chuyên dùng 13.837,31 ha, còn lại là đất sử dụng vào mục đích khác. Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì đất bằng chưa sử dụng là 666,02 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 48.654,14 ha, còn lại là núi đá không có rừng cây.
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ…
2. Tài nguyên rừng 
Năm 2010, diện tích đất có rừng toàn tỉnh Yên Bái đạt 406.230,8 ha, trong đó: đất rừng tự nhiên 231.563,7ha, đất rừng trồng 174.667,1 ha; đạt độ che phủ trên 58,4%.
            Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau như: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, và núi cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ, đỗ quyên. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn giao giảm dần, pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40-50m, đường kính thân có cây tới 1,5m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cậy họ cói, cậy họ hoa hồng, cây họ thạch nam, cây họ cúc, cây họ hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía đông nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ, pơmu, cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, hò thủ ô, hoài sơn, sa nhân), động vật hiếm (hổ, báo, cầy hương, lợn rừng, chó sói, sơn dương, gấu, hươu, vượn, khỉ, trăn, tê tê, đàng đẵng, ếch dát, gà lôi, nộc cốc, phượng hoàng đất) cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè).
3. Tài nguyên khoáng sản
             Tài nguyên khoáng sản Yên Bái khá đa dạng, hiện đã điều tra 257 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nước khoáng. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn…; loại than nâu và than lửa dài tập trung ở ven sông Hồng, sông Chảy và các thung lũng bồn địa như Phù Nham (Văn Chấn). Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi…được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở Lục Yên và Yên Bình. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng), đất hiếm phân bố chủ yếu ở hữu ngạn sông Hồng. Nhóm nước khoáng được phân bố chủ yếu ở vùng phía tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu), bước đầu được sử dụng tắm chữa bệnh.
II. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.
2. Tiềm năng du lịch
Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò; di tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…Tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái
DÂN CƯ

       Năm 2010, tổng dân số toàn tỉnh là 752.922 người. Mật độ dân số bình là 109 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ.   
         Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người. Trong đó người Kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%, người HMông chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các dân tộc khác.
           Sự phân bố các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh có những đặc trưng sau:
     + Vùng thung lũng sông Hồng chiếm 41% dân số toàn tỉnh, trong đó: người Kinh 43%, người Tày chiếm 33%, người Dao chiếm 10%, người Hmông chiếm 1,3% so với dân số toàn vùng.
          + Vùng thung lũng sông Chảy chiếm 28% dân số toàn tỉnh. Trong đó người Kinh chiếm 43%, người Tày chiếm 11%, người Dao chiếm 13%, người Nùng chiếm 7%... so với dân số toàn vùng.
     + Vùng ba huyện phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn) chiếm 31% dân số toàn tỉnh.Trong đó: người Kinh là 33%; người Thái 19,2%, Tày 11,8%, Hmông 24,1%; người Mường 5,2% và người Dao 5,1% so với dân số toàn vùng.
        Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.
NGUỒN LAO ĐỘNG
Năm 2010, số lao động trong độ tuổi là 400.643 người (trong đó thành thị là 68.754 người, nông thôn là 331.889 người) chiếm 53.21% dân số....
Trình độ lao động: 20.085 người có trình độ đại học, cao đẳng, 207 người trình độ thạc sỹ, có 9 tiến sỹ.
 KHÍ HẬU

Đặc trưng của khí hậu Yên Bái là nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều, nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (khoảng 18-20oC), cao nhất 37-39oC, thấp nhất 2-4oC. Gió thịnh hành là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Mưa nhiều nhưng phân bố không đều, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.000mm/năm, cao nhất tới 2.204mm/năm và thấp nhất cũng đạt 1.106mm/năm. Một số vùng tiểu khí hậu vào tiết xuân thường có mưa dầm triền miên.
Các mùa chính trong năm
Khí hậu Yên Bái có 2 mùa rõ rệt gồm:
               - Mùa lạnh: từ tháng11 đến tháng 3 năm sau, vùng thấp lạnh kéo dài từ 115 -125 ngày, vùng cao mùa lạnh đến sớm và kết thúc muộn nên dài hơn vùng thấp, vùng cao từ 1.500m trở lên hầu như không có mùa nóng, nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20oC, cá biệt có nơi xuống 0oC, có sương muối, băng tuyết; thường bị hạn hán đầu mùa lạnh (tháng 12- tháng 1), cuối mùa thường có mưa phùn, điển hình là khu vực thành phố Yên Bái , Trấn Yên, Yên Bình.
            - Mùa nóng: từ 4 đến tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25o C, tháng nóng nhất 37- 380C, mùa nóng cũng chính là mùa mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.200 mm/năm và thường kèm theo gió xoáy, mưa lũ  gây ra lũ quét ngập lụt. Sự phân bố ngày mưa, lượng mưa tùy thuộc vào địa hình theo hướng giảm dần từ Đông sang Tây theo địa bàn tỉnh. Theo thung lũng sông Hồng giảm dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Nhưng trong vùng thung lũng sông Chảy lại giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Chế độ mưa
            Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, theo số liệu của khí tượng thủy văn tỉnh, lượng mưa bình quân ở trạm Yên Bái là: 1.740,6 mm/năm; Văn Chấn 1.368,7 mm/năm; Mù Cang Chải 1.834,5 mm/năm.
            Phân bố lượng mưa theo xu hướng tăng dần từ vùng thấp đến vùng cao và lượng mưa phân bố không đồng  đều các tháng trong năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 5 đến tháng 9 (từ 114,8 đến 429,4 mm ); các tháng mưa ít nhất là tháng 12 đến tháng 3 (từ 1,1 đến 80,3 mm ).
              Do lượng mưa không đều giữa các tháng (10,11,12) là mùa khô, lượng mưa trung bình chỉ đạt 16,7 mm/tháng nên gây ra hạn hán, thiếu nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
            Vào mùa mưa, ở một số nơi lượng mưa quá lớn như Mù Cang Chải, Trạm Tấu và vùng trong huyện Văn Chấn gây lũ lụt, thiệt hại mùa màng, làm hỏng các công trình giao thông, thủy lợi.
Chế độ ẩm
            Theo số liệu khí tượng thì độ ẩm tương đối, trung bình năm tại các trạm:
            Yên Bái là 86%; Văn Chấn 83%, Mù Cang Chải 81%. Sự chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng trong năm của các vùng trong tỉnh lệch nhau không lớn, từ 3- 50C. càng lên cao độ ẩm tương đối giảm xuống. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch, do độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ bốc hơi (chế độ nhiệt và chế độ gió), tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 2,3,4,5,6,7 từ 80%- 89%, những tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11,12,1 có độ ẩm từ 77% 85%.
              Yên Bái có lượng mưa hàng năm lớn, độ ẩm tương đối cao nên thảm thực vật xannh tốt quanh năm, thể hiện rất rõ tính chất gió mùa.
  Các hiện tượng thời tiết khác
           Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600m, càng lên sao số ngày có sương muối càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng sông  Hồng, sông Chảy ít xuất hiện.
           Mưa đá: Xuất hiện rải rác ở một số vùng, càng lên cao càng có nhiều mưa đá, thường xuất hiện vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng đông và gió xoáy cục bộ.
            Ngoài ra ở các vùng cao trên 1000m thỉnh thoảng còn có băng tuyết vào cuối tháng mùa đông.
Các vùng khi hậu
     Với các nét đặc trưng có thể chia Yên Bái thành hai vùng khí hậu lớn, có ranh giới được xác định bởi đường phân thủy của dãy núi cao theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, dọc theo hữu ngạn sông Hồng.Trong hai vùng lớn lại có tiểu vùng với những đặc biệt khác biệt.
Vùng phía Tây
            Phần lớn vùng này có độ cao trung bình trên 700m, địa hình chia cắt mạnh, mang tính chất khí hậu á nhiệt đới và ôn đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Có gió Tây Nam nóng, khô nên khí hậu vùng này có nét đặc trưng là nắng nhiều, ít mưa so với vùng phía Đông. Xuất phát từ các yếu tố địa hình, khí hậu, đặc thù có thể chia vùng này thành 3 tiểu vùng sau:
            Tiểu vùng Mù Cang Chải: Vùng này có độ cao trung bình từ 900m, có nhiều nắng nhất tỉnh và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Do độ cao địa hình lớn nên nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình 18-200C, về mùa đông lạnh có khi xuống tới 00C.Tổng nhiệt độ năm 6.500-7.0000C, lượng mưa: 1.800- 2.000 mm/năm; độ ẩm 80% thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi vùng ôn đới.
     Tiểu vùng Tây Nam Văn Chấn: Vùng này có độ cao trung bình 800m, phía Bắc nhiều mưa, phía Nam là vùng ít mưa nhất tỉnh. Nhiệt độ trung bình là 18-200C, mùa đông nhiệt độ xuống tới 10C, lượng mưa 1.800mm/năm, độ ẩm 84%. Thích hợp trồng cây và vật nuôi vùng á nhiệt đới và ôn đới.
            Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ: Độ cao trung bình vùng này 250-300m, có thung lũng Mường Lò với diện tích trên 2.200 ha, nhiệt độ trung bình 22-230C, tổng nhiệt độ cả năm 8.0000C, độ ẩm 83% thích hợp phát triển cây lương thực, cây công nghiệp chè, đặc biệt chè tuyết vùng cao, quế, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Vùng phía Đông
              Khí hậu này chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc, mưa nhiều về cả số ngày và lượng mưa. Mưa phùn kéo dài ở thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên. Nhiệt độ trung bình 21-220C, lượng mưa bình quân 1.800-2000mm/năm, thích hợp phát triển cây nông nghiệp; lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp, cây ăn quả, chè, cà phê; phát triển thuỷ sản... có hai tiểu vùng sau:
       Tiểu vùng Nam Trấn Yên - Văn Yên - Thành phố Yên Bái - Ba Khe; thuộc thung lũng sông Hồng, dưới chân hệ thống núi Hoàng Liên Sơn - Pú Luông, nhiệt độ trung bình 23-240C, tổng nhiệt độ 8.0000C, lượng mưa bình quân 1.800-2.200 mm/năm và vùng có mưa phùn kéo dài trong thời kỳ đầu năm.
       Tiểu vùng Lục Yên- Yên Bình: Thuộc thung lũng sông chảy- hồ Thác Bà, là vùng có diện tích mặt nước nhiều nhất tỉnh ( hồ Thác Bà diện tích 19.050 ha), có khí hậu ôn hòa, có điều kiện thuận lợi phát triển nông- lâm nghiệp, thủy sản và du lịch.
HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ được hình thành và phân bố tương đối hợp lý so với địa hình, song chưa được hoàn chỉnh, chưa có đường tiêu chuẩn kỹ thuật cao, phần lớn là đường cấp IV, V, VI, nhiều tuyến chưa vào cấp, hệ thống giao thông nông thôn chưa thông xe được 4 mùa, mùa mưa lũ nhiều đoạn đường bị ngập hoặc sạt lở nghiêm trọng, còn thiếu một số tuyến ngang.
- Quốc lộ: Gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 375,5 km. Các công trình cầu, cống đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, đảm bảo giao thông thông suốt, không còn ách tắc giao thông trong mùa lũ.
+ Quốc lộ 37 dài 97,5 km (3,4 km đường cấp II, 12,3km đường cấp II, 81,8 km đường cấp IV).
+ Quốc lộ 70 dài 84 km (6 km đường cấp III, 78 km đường cấp IV).
+ Quốc lộ 32 dài 175 km (21km đường cấp III, 154 km đường cấp IV).
+ Quốc lộ 32C dài 17,5 km (1 km đường cấp III, 16,5 km đường cấp IV).
- Đường tỉnh: Tổng chiều dài 441 km, gồm 15 tuyến đi qua 66/180 xã phường. Các tuyến đường tỉnh gồm: Yên Bái – Khe Sang (78,5 km); Khánh Hòa – Minh Xuân (27 km); Văn Chấn – Trạm Tấu (30 km); Cảng Hương Lý – Văn Phú (12 km); Hợp Minh – Mỵ (36 km); Đại Lịch – Minh An (26km); Yên Thế - Vĩnh Kiên (83 km); An Bình – Lâm Giang (22km); Yên Bái – Văn Tiến (7 km); Cẩm Vân – Mông Sơn (10 km); Mậu A – Tân Nguyên (18 km); 2 đầu cầu Mậu A (1,4 km); Âu Lâu – Quy Mông – Đông An (52 km); An Thịnh – An Lương (38 km); Đường vào nhà máy xi măng Yên Bình (1 km);
- Đường đô thị: Tổng chiều dài 165,6 km, gồm: Thành phố Yên Bái 118,1 km, thị xã Nghĩa Lộ 15 km, Lục Yên 4,3 km, Mù Cang Chải 2,8 km, Trạm Tấu 1,6 km, Yên Bình 4,3km, Văn Chấn 6,5km, Văn Yên 5km, Trấn Yên 8km. Trong đó có 125,6 km đạt tiêu chuẩn đô thị, còn lại chưa vào cấp. Chất lượng đường tốt chiếm 33%, đường trung bình 50%, đường xấu và rất xấu 17%.
- Đường chuyên dùng: Tổng chiều dài 228,3 km, gồm các đường nông trường, lâm trường, quốc phòng, chủ yếu phục vụ vận chuyển nội bộ theo mùa vụ. Trong đó có 137 km đạt tiêu chuẩn đường cấp A, B nông thôn, hệ thống cống thoát nước chưa đầy đủ.
 - Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài 5.743 km. Hầu hết các tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp VI, cấp A, B nông thôn, nhiều tuyến mới khai thông, việc đi lại phải phụ thuộc vào thời tiết.
            * Đường thủy: Gồm 2 tuyến chủ yếu:
    - Tuyến sông Hồng dài 115 km, trong đó có 10 km đoạn Văn Phú – Yên Bái do Trung ương quản lý, còn lại 105 km chưa được khai thông luồng lạch và xây dựng bến cảng, kho bãi.
    - Tuyến hồ Thác Bà dài 83 km, trong đó có 50 km đoạn cảng Hương Lý – Thác Bà – Cẩm Nhân. Hiện đã có hệ thống báo hiệu đường thủy trên một số tuyến chính, các phương tiện đi lại dễ dàng quanh năm và có bến tàu khách đảm bảo vận chuyển hành khách đi lại và tham quan du lịch.
* Đường sắt trên tuyến Hà Nội- Lào Cai- Trung Quốc chạy qua Yên Bái dài 83 km, gồm 10 ga (1 nhà ga hạng 2; 9 nhà ga hạng 4) chạy qua địa phận 20 xã, phường, thị trấn. Các yếu tố địa hình, địa chất thủy văn, hệ thống thông tin tín hiệu lạc hậu, hệ thống cảnh báo đường ngang không an toàn, khổ đường hẹp (1,1 mét), lạc hậu so với các khu vực. Vận tốc tàu chạy thấp, hệ thống nhà ga, kho bãi, các dịch vụ còn ở mức thấp.
            * Đường hàng không: Sân bay Yên Bái tại huyện Trấn Yên là sân bay quân sự, đủ điều kiện thuận lợi để có thể sử dụng kết hợp phát triển kinh tế và quốc phòng nếu được Chính phủ cho phép. Ngoài ra còn có các sân bay Nghĩa Lộ, Nậm Khắt, Đông Cuông là những sân bay dã chiến từ thời chống Pháp.
HẠ TẦNG THỦY LỢI
Theo kết quả điều tra đối với các công trình có diện tích tưới trên 1 ha: Toàn tỉnh có 2626 công trình tưới bao gồm 2450 đập dâng, 160 hồ chứa, 16 trạm bơm. Trong đó có 807 công trình kiên cố, 1819 công trình tạm.
Về các công trình đầu mối và các công trình trên kênh:
-          Công trình đầu mối: 2607 công trình đập, 138 tràn xả lũ, 834 cống lấy nước
-          Kênh dẫn: 1367km kênh dẫn, 2206 km kênh đất.
-          Công trình trên kênh: 1210 cống qua đường, 418 cống tràn nước thừa, 298 cầu máng, 79 xi phông. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nhỏ, kênh ống dẫn nước phục vụ tưới.
Theo thiết kế, các công trình tưới trên địa bàn tỉnh tưới được cho 28.422 ha, tuy nhiên thực tế chỉ tưới được 19.977 ha, đạt 70% 

Hệ thống điện: 
Toàn tỉnh có 1.012 trạm biến áp  trong đó có 2 trạm biến áp 110/35 KV, công suất 60.000KVA, 11 trạm biến áp 35/10 KV, tổng công suất 36.000 KVA; 4 trạm biến áp 35/6 KV, công suất 15.000 KVA;  2 trạm biến áp 22/6KV, công suất 20.000 KVA; 762 trạm biến áp 35/0,4 KV, tổng công suất hơn 137.000 KVA; 2 trạm biến áp 22/0,4 KV, tổng công suất 1.120KVA;  228 trạm biến áp 10/0,4 KV, tổng công suất hơn 47.000 KVA. 1 trạm 35/0,22KV với công suất 20 KVA.
Tỉnh có 269,1km đường dây 110 KV gồm 7 lộ và 2 nhánh rẽ trong đó có  70 km đường dây 110 KV 2 mạch.
Đường dây trung áp và hạ áp do điện lực quản lý: 1367,2 km đường dây 35 KV, 3,3 km đường dây 22KV, 179,3 km đường dây 10 KV và 1774,2 km đường dây 0,4 KV. Đường trục 0,4 là 1435 km, nhánh 1 pha là 240 km, nhánh 3 pha là 259,2 km,
    Với hệ thống mạng lưới điện như hiện nay, 90% số dân được dùng điện lưới quốc gia, riêng khu vực nông thôn có hơn 111 nghìn hộ được dùng điện.
Nước sinh hoạt:
- Nước sinh hoạt đô thị: Hiện nay thành phố Yên Bái, thị trấn Yên Bình đã có hệ thống nước máy cung cấp bởi Nhà máy nước Yên Bái – Yên Bình công suất 12.000 m3/ ngày và Nhà máy nước thị xã Nghĩa Lộ công suất 3.500 m3/ ngày cung cấp nước cho thị xã Nghĩa Lộ. Một số huyện lỵ cũng được cung cấp nước máy: Cổ Phúc, Yên Thế, Sơn Thịnh. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều hộ gia đình sử dụng nước giếng tự đào.
- Nước sinh hoạt nông thôn: Toàn tỉnh hiện có 70.254 công trình cấp nước hợp vệ sinh. Trong đó: 70.012 Công trình cấp nước nhỏ lẻ gồm: (giếng đào, giếng khoan, bể lu chứa nước mưa, nước sông, suối đã qua xử lý…), 242 công trình cấp nước tập trung (Trong số 242 công trình cấp nước tập trung chỉ có 71 công trình hoạt động bền vững). Tính đến hết năm 2010  dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh có nước sinh hoạt HVS đạt 70%.
 Người dân nông thôn hiện còn sử dụng các nguồn nước tự nhiên từ sông, ngòi, suối, nước lẫn từ các khe núi
HẠ TẦNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
     Hệ thống cơ sở vật chất ngành bưu chính viễn thông liên tục được đầu tư nâng cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc của mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đồng thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Mạng lưới thông tin nội bộ 100% đã được số hóa, 9/9 huyện, thị, thành phố có tuyến viba và tổng đài điện tử tự động.
Tổng số điện thoại trên toàn tỉnh là 314.591 đạt mật độ trung bình 42  máy/100 dân bao gồm: Điện thoại cố định: 110.400 TB; Di động trả sau: 32.891 TB; Di động trả trước: 172.300 TB.
Tổng số số thuê bao internet 31.650 thuê bao, đạt mật độ 4,2 thuê bao/100 dân trong đó: Thuê bao internet tốc độ cao ADSL: 16.473 TB; Thuê bao internet cáp quang FTTH: 115 TB; Truy nhập internet không dây tốc độ cao USB 3G: 4.921 TB; Thuê bao truy nhập internet qua điện thoại di động: 10.975 TB; Thuê bao MyTV: 4.610 TB; Đại lý internet:  149 Đại lý
Tổng số trạm BTS: 638 trạm (Trong đó: BTS-2G là 343 trạm; BTS-3G kết hợp 2G là 278 trạm và 17 trạm BTS-3G.)
           Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát, duy trì tốt với tổng số 194 điểm phục vụ. Trong đó Bưu điện tỉnh (doanh nghiệp chủ đạo cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát với 30 điểm bưu cục, 153 điểm bưu điện văn hóa xã, 10 điểm đại lý và ki ốt) và Bưu chính quân đội (chỉ hoạt động trên địa bàn thành phố Yên Bái với 01 điểm bưu cục). Mạng đường thư trên địa bàn tỉnh có 6 tuyến/383 km đường thư cấp 2, 103/1561 đường thư cấp 3 của Bưu điện và 2 tuyến/34km của Bưu chính Viettel, đảm bảo 154/159 xã có báo đến trong ngày.
HẠ TẦNG GIÁO DỤC
Năm học 2011-2012: Toàn tỉnh có 587 cơ sở GDMN, phổ thông, thường xuyên và GDCN; trong đó có 573 trường mầm non, phổ thông, thường xuyên với 6658 nhóm, lớp; 178.787 cháu mầm non, học sinh phổ thông, học viên bổ túc THPT.
Trường chuyên nghiệp gồm 3 trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường trung cấp nghề.
Số xã, phường phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là 169/180 xã, phường, thị trấn, đạt 93,9%. Tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2010. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 114 trường, đạt tỷ lệ 20,2%.
Số phòng học đã đủ đảm bảo thực hiện học 2 ca, chất lượng thiết bị giáo dục cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Về đội đội ngũ cán bộ: Toàn ngành hiện có 14.700 lao động. Về cơ bản đội ngũ trong toàn ngành đảm bảo đủ số lượng để thực hiện công tác quản lý, giảng dạy tại các cơ sở trường học.
Hiện nay toàn ngành có 41% trường mầm non, 87% trường tiểu học, 90% trường THCS, 100% trường THPT, 100% TTGDTX – HNDN có máy tính phục vụ công tác quản lý giáo dục. Tất cả phòng Giáo dục và Đào tạo, trường THPT, trung tâm GDTX – HNDN, 52% trường THCS, 38% trường tiểu học, 17% trường mầm non đã kết nối Internet ADSL phục vụ công tác quản lý và giảng dạy.
             Nhìn chung, cơ sở vật chất các trường học tại các trung tâm đô thị đã được đáp ứng được điều kiện đảm bảo dạy và học, tuy nhiên một số trường học trú cơ sở vật chất vẫn chưa đảm bảo các điều kiện học, ăn, ngủ cho học sinh theo quy định chung.
HẠ TẦNG Y TẾ
 Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn tỉnh hiện có 45 cơ sở y tế có giường bệnh với 1744 giường bệnh. Trong đó tuyến tỉnh có 9 cơ sở với 779 giường bệnh, tuyến huyện có 27 cơ sở (8 bệnh viên đa khoa huyện và 19 phòng khám đa khoa khu vực) với 735 giường bệnh, y tế các ngành quản lý có 8 cơ sở với 200 giường bệnh, y tế tư nhân có 1 cơ sở với 30 giường bệnh. Bên cạnh đó 180 xã phường có trạm y tế với 993 giường bệnh
Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 33,35/10.000 dân. Tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 141 xã, đạt tỷ lệ 83,33%. Tổng số cán bộ y tế là 3.113 người. Tỷ lệ bác sỹ: 6,8 bác sỹ/10.000 dân.
            Hệ thống các trang thiết bị ngành y tế tại các bệnh viện đã được đầu tư nâng cấp, song còn thiếu các dịch vụ khám chữa bệnh, chất lượng cao, thiếu cán bộ có khả năng vận hành các trang thiết bị y tế hiện đại. Các trạm y tế xã còn thiếu cả đội ngũ cán bộ y tế và các trang thiết bị cần thiết phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
 KHÍ HẬU
Đặc trưng của khí hậu Yên Bái là nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều, nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (khoảng 18-20oC), cao nhất 37-39oC, thấp nhất 2-4oC. Gió thịnh hành là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Mưa nhiều nhưng phân bố không đều, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.000mm/năm, cao nhất tới 2.204mm/năm và thấp nhất cũng đạt 1.106mm/năm. Một số vùng tiểu khí hậu vào tiết xuân thường có mưa dầm triền miên.
Các mùa chính trong năm
Khí hậu Yên Bái có 2 mùa rõ rệt gồm:
               - Mùa lạnh: từ tháng11 đến tháng 3 năm sau, vùng thấp lạnh kéo dài từ 115 -125 ngày, vùng cao mùa lạnh đến sớm và kết thúc muộn nên dài hơn vùng thấp, vùng cao từ 1.500m trở lên hầu như không có mùa nóng, nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20oC, cá biệt có nơi xuống 0oC, có sương muối, băng tuyết; thường bị hạn hán đầu mùa lạnh (tháng 12- tháng 1), cuối mùa thường có mưa phùn, điển hình là khu vực thành phố Yên Bái , Trấn Yên, Yên Bình.
            - Mùa nóng: từ 4 đến tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25o C, tháng nóng nhất 37- 380C, mùa nóng cũng chính là mùa mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.200 mm/năm và thường kèm theo gió xoáy, mưa lũ  gây ra lũ quét ngập lụt. Sự phân bố ngày mưa, lượng mưa tùy thuộc vào địa hình theo hướng giảm dần từ Đông sang Tây theo địa bàn tỉnh. Theo thung lũng sông Hồng giảm dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Nhưng trong vùng thung lũng sông Chảy lại giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Chế độ mưa
            Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, theo số liệu của khí tượng thủy văn tỉnh, lượng mưa bình quân ở trạm Yên Bái là: 1.740,6 mm/năm; Văn Chấn 1.368,7 mm/năm; Mù Cang Chải 1.834,5 mm/năm.
            Phân bố lượng mưa theo xu hướng tăng dần từ vùng thấp đến vùng cao và lượng mưa phân bố không đồng  đều các tháng trong năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 5 đến tháng 9 (từ 114,8 đến 429,4 mm ); các tháng mưa ít nhất là tháng 12 đến tháng 3 (từ 1,1 đến 80,3 mm ).
              Do lượng mưa không đều giữa các tháng (10,11,12) là mùa khô, lượng mưa trung bình chỉ đạt 16,7 mm/tháng nên gây ra hạn hán, thiếu nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
            Vào mùa mưa, ở một số nơi lượng mưa quá lớn như Mù Cang Chải, Trạm Tấu và vùng trong huyện Văn Chấn gây lũ lụt, thiệt hại mùa màng, làm hỏng các công trình giao thông, thủy lợi.
Chế độ ẩm
            Theo số liệu khí tượng thì độ ẩm tương đối, trung bình năm tại các trạm:
            Yên Bái là 86%; Văn Chấn 83%, Mù Cang Chải 81%. Sự chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng trong năm của các vùng trong tỉnh lệch nhau không lớn, từ 3- 50C. càng lên cao độ ẩm tương đối giảm xuống. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch, do độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ bốc hơi (chế độ nhiệt và chế độ gió), tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 2,3,4,5,6,7 từ 80%- 89%, những tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11,12,1 có độ ẩm từ 77% 85%.
              Yên Bái có lượng mưa hàng năm lớn, độ ẩm tương đối cao nên thảm thực vật xannh tốt quanh năm, thể hiện rất rõ tính chất gió mùa.
  Các hiện tượng thời tiết khác
           Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600m, càng lên sao số ngày có sương muối càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng sông  Hồng, sông Chảy ít xuất hiện.
           Mưa đá: Xuất hiện rải rác ở một số vùng, càng lên cao càng có nhiều mưa đá, thường xuất hiện vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng đông và gió xoáy cục bộ.
            Ngoài ra ở các vùng cao trên 1000m thỉnh thoảng còn có băng tuyết vào cuối tháng mùa đông.
Các vùng khi hậu
     Với các nét đặc trưng có thể chia Yên Bái thành hai vùng khí hậu lớn, có ranh giới được xác định bởi đường phân thủy của dãy núi cao theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, dọc theo hữu ngạn sông Hồng.Trong hai vùng lớn lại có tiểu vùng với những đặc biệt khác biệt.
Vùng phía Tây
            Phần lớn vùng này có độ cao trung bình trên 700m, địa hình chia cắt mạnh, mang tính chất khí hậu á nhiệt đới và ôn đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Có gió Tây Nam nóng, khô nên khí hậu vùng này có nét đặc trưng là nắng nhiều, ít mưa so với vùng phía Đông. Xuất phát từ các yếu tố địa hình, khí hậu, đặc thù có thể chia vùng này thành 3 tiểu vùng sau:
            Tiểu vùng Mù Cang Chải: Vùng này có độ cao trung bình từ 900m, có nhiều nắng nhất tỉnh và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Do độ cao địa hình lớn nên nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình 18-200C, về mùa đông lạnh có khi xuống tới 00C.Tổng nhiệt độ năm 6.500-7.0000C, lượng mưa: 1.800- 2.000 mm/năm; độ ẩm 80% thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi vùng ôn đới.
     Tiểu vùng Tây Nam Văn Chấn: Vùng này có độ cao trung bình 800m, phía Bắc nhiều mưa, phía Nam là vùng ít mưa nhất tỉnh. Nhiệt độ trung bình là 18-200C, mùa đông nhiệt độ xuống tới 10C, lượng mưa 1.800mm/năm, độ ẩm 84%. Thích hợp trồng cây và vật nuôi vùng á nhiệt đới và ôn đới.
            Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ: Độ cao trung bình vùng này 250-300m, có thung lũng Mường Lò với diện tích trên 2.200 ha, nhiệt độ trung bình 22-230C, tổng nhiệt độ cả năm 8.0000C, độ ẩm 83% thích hợp phát triển cây lương thực, cây công nghiệp chè, đặc biệt chè tuyết vùng cao, quế, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Vùng phía Đông
              Khí hậu này chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc, mưa nhiều về cả số ngày và lượng mưa. Mưa phùn kéo dài ở thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên. Nhiệt độ trung bình 21-220C, lượng mưa bình quân 1.800-2000mm/năm, thích hợp phát triển cây nông nghiệp; lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp, cây ăn quả, chè, cà phê; phát triển thuỷ sản... có hai tiểu vùng sau:
       Tiểu vùng Nam Trấn Yên - Văn Yên - Thành phố Yên Bái - Ba Khe; thuộc thung lũng sông Hồng, dưới chân hệ thống núi Hoàng Liên Sơn - Pú Luông, nhiệt độ trung bình 23-240C, tổng nhiệt độ 8.0000C, lượng mưa bình quân 1.800-2.200 mm/năm và vùng có mưa phùn kéo dài trong thời kỳ đầu năm.
       Tiểu vùng Lục Yên- Yên Bình: Thuộc thung lũng sông chảy- hồ Thác Bà, là vùng có diện tích mặt nước nhiều nhất tỉnh ( hồ Thác Bà diện tích 19.050 ha), có khí hậu ôn hòa, có điều kiện thuận lợi phát triển nông- lâm nghiệp, thủy sản và du lịch.
 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét