MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ CHIM TRĨ
Trĩ nướng
Nguyên liệu:
- Trĩ 1 con (khoảng 1.3kg), bỏ nội tạng, chân, đầu, rửa sạch
- 50g thịt ba rọi
- 4 muỗng canh nước tương
- 4 muỗng rượu vang trắng
- 2 muỗng canh đường.
- 1 muỗng canh dầu mè, dầu đậu phộng
- 1 muỗng cafe bột bắp hoặc bột mỳ.
- 2 tép hành củ đập dập, gừng đập dập
- 1 muỗng café hạt tiêu, đường, muôi, nước, hành lá
- giấy nhôm
Cách làm:
Ướp trĩ với gừng, hành, rượu vang trắng, nước tương, muối trong 2h. Chảo để nóng, cho dầu vào chảo đến khi nhiệt độ khoảng 150oC,
cho thịt lợn vào xào, đảo đều tay, sau đó thêm đường, nước tương, rượu,
dầu mè, bột bắp (hoặc bột mỳ) vào, đun sôi cho hỗn hợp trên sền sệt lại
là được. Để trĩ nguyên con, phết hỗn hợp gia vị trong ngoài con trĩ, để
qua 30’ cho ráo hỗn hợp gia vị xong rồi quét thêm một lần gia vị nữa.
Cho
trĩ ra đĩa, phết 1 muỗng bơ bên ngoài chim trĩ, rồi bọc trĩ bằng giấy
nhôm và cho vào lò nướng, khoảng 30-35 phút ở nhiệt độ 225oC.
Trĩ chín, lấy ra để nguội bớt. Tùy thích chặt trĩ ra thành miếng, sắp
lại vào dĩa nguyên dạng cho đẹp mắt hay dùng dao nỉa xé miếng.
Có thể ăn kèm với rau sống. Nước chấm dùng muối tiêu ớt thông thường.
Trĩ rim rượu vang táo tàu
Nguyên liệu:
· 1 con chim trĩ khoảng 1.3kg
· Mỡ lợn hoặc dầu thực vật
· 2 củ hành tây, bổ đôi, thái lát
· 2 quả táo tàu bổ miếng nhỏ (bổ 8)
· Muối, tiêu, 2 cốc rượu vang
· Nước ướp: 1 cốc rượu vang, 2 cốc nước nóng, 1 củ hành tây băm nhỏ, 1 thìa café bột đinh hương, khuấy đều.
Cách làm:
Chặt
chim trĩ thành các miếng vừa ăn. Ướp thịt từ 1-2h. Rán thịt trĩ trong
chảo dầu đã già mỡ, đảo đều tay thịt trĩ đến khi 2 mặt vàng đều, sau đó
thêm vài lát hành tây, và rắc tiêu, muối vào thịt trĩ. Rưới đều 1 cốc
rượu vang lên thịt, cho táo tàu vào, đảo đều và vặn nhỏ lửa, đun lim dim
trong khoảng 30’ – 60’ hoặc đến khi thịt mềm.
Trĩ Nướng Mác Mật
Nguyên liệu:
+ Chim trĩ (1,2-1,5 kg) làm sạch, bỏ nội tạng.
+ tiêu, muối, ớt
+ Mỡ lợn hoặc bơ
+ 10 hạt mác mật hoặc lá mác mật tươi
+ 2 củ hành đập dập
+ ½ muỗng càfe bột đinh hương hoặc 1/4 muỗng càfengũ vị hương
+ ½ cốc rượu vang
+ Giây nhôm
Cách làm:
Rang
hạt mác mật, sau đó giã nhỏ (hoặc vò lá mác mật tươi). Trộn với tiêu,
muối, ớt, bột đinh hương, hành, rượu vang, sau đó phết lên toàn bộ trĩ
cả trong lẫn ngoài. Ướp trong 2h cho ngấm kỹ gia vị. Phần còn lại của
hỗn hợp gia vị đem nhồi vào bụng trĩ, phết chút mỡ lợn hoặc thìa bơ bên
ngoài trĩ rồi bọc trĩ bằng giấy nhôm. Sau đó đem nướng trên than hoa
hoặc trong lò nướng. (30’ – 40’).
Trĩ luộc
Nguyên liệu:
chim trĩ 1 con
Vài miếng thịt 3 chỉ
1 củ hành tây thái lát, 1 củ carrot và 1 củ cải trắng thái miếng vuông nhỏ
Nửa quả chanh
3 nhánh đinh hương
1 mớ húng tây
1 lá nguyệt quế hoặc lá mác mật (hoặc quả mác mật rang, giã nhỏ)
Cách làm:
Cho
vào bụng trĩ hành, đinh hương, húng tây, carrot, cải trắng, lá nguyệt
quế hoặc lá mác mật, và 1 chút gia vị. Dùng lạt bó chim trĩ lại. Cho vài
miếng thịt 3 chỉ vào nồi hoặc 1 thìa canh mỡ lợn, đổ nước ngập nửa chim
trĩ. Đun lim dim trong khoảng 30’ hoặc đến khi xiên thấy mềm.
Vớt trĩ ra đĩa, để nguội, chặt miếng.
Chấm chim trĩ với nước chấm muối chanh ớt thông thường.
Trĩ hầm với nấm và quả ôliu
Thời gian: 4h 25’
Nguyên liệu:
100g bột mỳ
1 muỗng muối
¼ thìa café tiêu
2 con trĩ – rửa sạch, để ráo và chặt thành miếng vừa ăn
2 thìa súp dầu ôliu,
1 củ hành tây thái lát
100g nấm Đông Cô, hoặc nấm rơm hoặc nấm hương thái khoanh mỏng
1 muỗng tỏi đập dập
250ml rượu vang trắng
250ml nước xuýt gà (nước luộc gà) hoặc nước lọc
75g quả ôliu đen, tách hạt, thái lát
Cách làm:
1. Cho
bột mỳ và bột tiêu vào xoong, đậy nắp lại và lắc mạnh tay cho thành hỗn
hợp nhuyễn. Đổ thịt trĩ vào xoong đó và tiếp tục lắc mạnh đến khi tất
cả các miếng thịt trĩ được phủ hỗn hợp mỳ + tiêu.
2. Đun
dầu ôliu nóng già trong chảo rồi cho thịt trĩ vào cho đến khi vàng đều
cả hai mặt, khoảng 3’/mặt. Cho các miếng thịt trĩ đã rán vào nồi hầm,
giữ lại phần mỡ trong chảo rán. Cho hành tây vào mỡ dư đó và đun đến khi
mềm, khoảng 3’. Đổ nấm và tỏi vào chảo, khuấy đều tay, đun đến khi nấm
mềm và tỏi có mùi thơm lừng, khoảng 5’.
3. Đổ
rượu trắng vào chảo và đun đến sôi. Sôi trong 5’ thì đổ nước xuýt gà
vào chảo và đun sôi. Sau đó đổ đổ toàn bộ hỗn hợp nấm này vào nồi hầm
trĩ, và rắc mấy lát ôliu vào.
4. Đậy vung và đun nhỏ lửa trong khoảng 4h là được.
Trĩ quay ngũ vị hương
Nguyên liệu:
1 con trĩ độ 1,3kg
1 tép hành
2 tép tỏi
1 muỗng canh xì dầu
1 muỗng canh hắc xì dầu
1/4 muỗng càfe ngũ vị hương
3 muỗng canh dầu ăn
Vài miếng thịt 3 chỉ
1/2 chén nước ép trái thơm
Gia vị gồm muối , đường , hạt nêm, nước mắm .
Cách làm:
- Trĩ làm sạch để ráo
- Tỏi, hành đập dập
-
Cho trĩ ra một cái thố lớn, dùng tỏi hành, bột ngũ vị hương, hai muỗng
canh dầu, xì dầu và hắc xì dầu, muối đường, hạt nêm, cho luôn nửa chén
nước ép trái thơm vào, ướp xung quanh con trĩ, nhớ ướp luôn phần bên
trong con trĩ, cho thấm gia vị, để 2h cho trĩ thấm,tuỳ khẩu vị mỗi người
mà có thể ướp hơi mặn hoặc nhạt. Cho thêm vài miếng thịt 3 chỉ vào bụng
trĩ.
- Vặn lò nướng cho nóng, để trĩ vào nướng khoảng 200oC,
có thể gia giảm độ nóng, tuỳ ở mỗi lò. Trong lúc nướng nhớ trở trĩ cho
vàng đều, thỉnh thoảng rưới một ít nước ướp trĩ vào, để trĩ không bị khô
. Dùng đũa xâm trĩ, thấy trĩ không còn nước rỉ ra là trĩ chín.
- Cho một muỗng canh nước mắm + hai muỗng canh đường,và một muỗng dầu ăn,quậy đều cho nước mắm tan.
-
Lấy trĩ ra khỏi lò, dùng phần nước mắm đường như ở trên, phết xung
quanh trĩ,cho trĩ có màu sáng đẹp và thêm phần đậm đà,xong cho trĩ vô lò
nướng lại khoảng 5’, lấy trĩ ra đĩa , để nguội, chặt trĩ thành miếng.
-
Món này có thể dùng chung với xà lách trộn dầu dấm, dưa leo, cà chua ..
để ăn kèm. Nếu thích có thể chấm thêm với nước sốt tương ớt ngọt, ăn
rất ngon hoặc có thể dùng nước chấm muối tiêu ớt.
Trĩ quay kiểu Tàu
Nguyên liệu:
- Trĩ 1 con (khoảng 1,2kg)
- Dầu hào
- Xì dầu
- 1 củ tỏi đập dập
- Bột năng
Chế biến:
Trĩ
bỏ đầu, chân, để nguyên con rồi cho vào luộc với nước dùng và gia vị
(ớt tương, dầu hào, xì dầu) cho ngấm khoảng 10’. Tiếp theo, quay trĩ
trên chảo dầu cho đến khi có mầu nâu là được. Chặt trĩ thành từng miếng,
xếp ra đĩa. Cô đặc nước sốt từ nước luộc trĩ, tỏi phi thơm và một chút
bột năng cho sánh rồi rưới lên trên thịt trĩ.
Trĩ nướng xả
Vật liệu:
- Chim trĩ 1 con (1,2 – 1,5 kg), làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
- ¼ cốc nước lọc
- 1 muỗng canh đường
- 2 muỗng canh xì dầu
- 1 muỗng canh nước mắm
- Nước cốt của 2 quả quất (tắc)
- ½ muỗng café muối
- ½ bát xả băm
- 4 tép tỏi giã nát
- 1 chút ớt bột.
Cách làm:
1. Cho nước, đường, xì dầu, nước mắm, nước tắc và xả bằm, tỏi, ớt trộn đều.
2. Cho thịt trĩ vào tô lớn, đổ gia vị lên trĩ đảo đều. Ướp
trĩ trong tủ lạnh qua đêm. Ngày hôm sau đem trĩ nướng trong lò ở 350 độ F
(177oC), liên tục rưới nước ướp lên thịt trĩ cho khỏi khô. Nướng cho vàng đều. Ăn kèm với rau xà lách trộn dầu giấm.
Thịt trĩ xào lăn
Nguyên liệu:
Chim trĩ 1 con (1,3 kg), lọc thịt, thái nhỏ hoặc thái sợi
2 thìa nước tương
2 thìa bột ngô
1 nhánh gừng đập dập
1 thìa hạt nêm gà Maggi
1 1/3 cốc nước lọc
dầu ăn
2 bông cải xanh (súp lơ xanh)
2 củ Cà rốt thái miếng nhỏ (hoặc thái mỏng)
2 cây cần tây
1 củ hành tây
Đậu Hà Lan hoặc đậu đũa
Cách làm :
Cho nước tương, bột bắp, gừng, hạt nêm Maggi vào bát to. Thêm chút nước vào, đảo lên.
Cho dầu vào chảo, đun nóng già mỡ sau đó cho thịt trĩ vào đảo đều tay, khoảng 3-4’ cho chín tới rồi đổ ra bát.
Thêm dầu vào chảo, đun nóng, cho bông cải và cà rốt vào chảo đảo đều tay trong 2’.
Thêm cần tây, hành tây và đậu Hà Lan hoặc đậu đũa đảo cho chín, khoảng 4-5’.
ảo hỗn hợp gia vị ban đầu vào chảo, đun cho sôi. Đảo trong 2’. Sau đó cho thịt trĩ đã xào qua vào chảo đảo đều cho chín.
Thưởng thức ẩm thực được coi là “Đồ tiến vua”.
Tại Sài Gòn ( tphcm ) đã xuất hiện đặc sản chim Trĩ, một nguồn thực phẩm xưa kia chỉ có vua chúa mới được thưởng
thức nay đã có mặt tại nhiều nhà hàng.
Từ 3 tuần nay người dân Hà Thành đã có ít nhiều thực khách được thưởng
thức món ăn chế biên từ Chim Trĩ Đỏ tại nhà hàng Chim Trĩ Đỏ 365 Nguyễn
Khang, một giống vật tự nhiên được nuôi thành công từ trang trại của
anh Thọ quê Thanh Miện Hải Dương.
Thịt chim trĩ đỏ là một trong những thương phẩm đến giờ vẫn chưa được
bán trên thị trường vì người nuôi vẫn đang phải nhân giống, để bán cho
bà con nông dân, nhưng đến ngày 24/9/2012 tôi là người đầu tiên trên cả
nước khai trương “nhà hàng chim trĩ đỏ”, những ngày đầu đầu khai trương
đã có rất nhiều khách hàng tâm sự từ trước đến giờ mới chỉ được nghe,
Chim công, chim trĩ, chứ chưa được nhìn cũng như là chưa được thưởng
thức cái gọi là
“đồ tiến vua”,
đã có những người khách hàng qua nhà hàng thưởng thức món ăn, ngắm nhìn
chim trĩ rồi mua ngay con chim trĩ để giới thiệu của nhà hàng.
Khi mở nhà hàng tôi có một tâm nguyện sao cho ai ai cũng được thưởng
thức giống vật nuôi mình nuôi ra, nên về giá thành tôi đã để cái mức giá
mà ai cũng có thể thưởng thức được, làm sao cho nó bù được chi phí mình
thuê mặt bằng và nhân viên phục vụ, khách hàng chỉ bỏ ra 200,000đ/người
là cũng đủ để khách hàng tự cắt tiết chim trĩ và thưởng thức món chim
trĩ của vua chúa xưa kia rất hiếm và đắt.
Hiện tại nhà hàng đang ,có các món: chim trĩ nướng, chim trĩ hầm thuốc
bắc, chim trĩ tần, chim trĩ quay, chim trĩ rang muối, lẩu chim trĩ,
chim trĩ xào lăn, cháo chim, xôi chim, miến chim.
Cùng ngắm Chim Trĩ Đỏ tự nhiên và tại nhà anh Thọ
Chim Trĩ đỏ, một loại chim quý được xem là “đồ tiến Vua”, trước kia chỉ
dành cho vua chúa thì nay đã trở thành đặc sản thực khách có thể thưởng
thức ở một số nhà hàng.
Chim Trĩ đỏ thuộc họ hàng của chim Công,
chim Phượng, thuộc “dòng dõi quý tộc” nên chim Trĩ đỏ có những đặc điểm
ưu Việt mà loài chim bình thường không sánh được. Chim Trĩ ăn ít đẻ
nhiều (mỗi con đẻ từ 70 – 90 trứng/1 lứa), thịt và trứng chim Trĩ đỏ có
giá trị dinh dưỡng cao. Theo y học cổ truyền thịt chim Trĩ được sử dụng
như một vị thuốc quý, tính vị ngọt, bình vì giàu Protein và có nhiều
nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu có công dụng bổ Trung ích khí,
tư gan bổ thận, chủ trị tỳ vị hư yếu, chữa biếng ăn … Thịt chim Trĩ được
sánh với “Nem công chả phượng”, ăn thịt chim Trĩ có tác dụng kích thích
ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp con người có tinh thần và
thể lực sung mãn…
Hiện nay, chim Trĩ đỏ nằm trong sách đỏ Việt Nam đã được gây nuôi thành
công tại nhiều trang trại rải rác từ Quảng Ngãi, Thanh Hóa đến Nam Định,
Hải
Dương, Lai Châu mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân làm giàu.
Tuy nhiên, thịt chim Trĩ đỏ vẫn chưa được bán đại trà vì người nuôi vẫn
đang phải nhân giống. Dịp Tết, nhiều người nghe tiếng đã tìm về các
trang trại để tận mắt chiêm ngưỡng chim quý và mua vài con mang về gia
đình cùng thưởng thức.
Anh Trần Văn Thọ, người nuôi chim Trĩ đỏ đầu tiên ở Thanh Miện, Hải
Dương cho biết: Năm 2008, đàn chim trĩ của gia đình anh có 20 con cả
trống và mái mua về với giá 10 triệu đồng. Sau gần 2 năm, chuồng nuôi
của gia đình anh đã có gần 100 con chim Trĩ. Chim trĩ sau hơn nửa năm
nuôi là có thể đẻ trứng. Nuôi chim Trĩ không khó, thậm chí còn an tâm
hơn nuôi gà tỷ do lệ nuôi sống thành công cao hơn, vì sức đề kháng với
dịch bệnh tốt hơn các loại gia cầm, thủy cầm. Anh đang lên kế hoạch sản
xuất đại trà để thịt chim Trĩ sớm đến được các siêu thị, nhà hàng. Khởi
đầu là mở nhà hàng chim Trĩ đỏ tại Hà Nội để giới thiệu tới thực khách
những món ăn hấp dẫn từ chim Trĩ đỏ.
Chim Trĩ đỏ bay tốc độ 40km/h nên cánh chim với xương nhỏ nhẹ với thịt
dầy. Ngoài ra, thịt của chim Trĩ đỏ thơm và chắc. Chim Trĩ đỏ có thể chế
biến được nhiều món ăn giống gia cầm khác như: chim Trĩ nướng, chim Trĩ
hầm thuốc bắc, chim Trĩ tần, chim Trĩ quay, chim trĩ rang muối, lẩu
chim Trĩ, chim Trĩ xào lăn, cháo chim, xôi chim…
Như các bạn đã biết thì nhu cầu về
vấn đề giải trí, thư giãn hay niềm yêu thích các loại chim là rất lớn.
Con người các phát triển đời sống được nâng dần lên thì việc lựa chọn
cho niềm đam mê của mình càng trải dài trong thế giới động vật hoang dã.
Trong bài viết này tôi xin được giới thiệu tới các bạn niềm yêu thích
đối với loài chim Trĩ như sau:
Thưa các bạn: Chim Trĩ phải nói là
rất dễ nuôi và ít bị bệnh bởi vì tôi đã thử nghiệm nuôi và đã mang lại
hiệu quả rất cao. Sau đây tôi xin được nói ra vài điều hiểu biết về loài
chim Trĩ này. Về giá trị làm cảnh thì thông thường người ta hay chọn
chim Trĩ trống làm cảnh bởi hình dáng oai vệ, bộ long ónh ả và đẹp mê
hồn của chúng. Một con chim Trĩ trống đẹp phải hội tụ được nhiều điểm
như mặt đỏ, mào dài, đầu đẹp, hai mắt nhỏ và lanh lợi, thân hình cân
đối, lông cổ phủ lưng, cựa dài, lông cánh vá lưng mượt, lông đuôi thẳng
dài và xòe đều. Hiện nay chúng ta thấy rằng nghề nuôi Nhím đang thất bại
thảm hại, do đâu: Xin nói với các bạn như sau: 1. Người dân chúng ta
chạy theo ảo tưởng về lợi nhuận chúng mang lại 2. Giá con giống và
thương phẩm lại cao 3. Người dân giao dịch bằng con giống, không thấy
bán thương phẩm. Vì 01 con nhím nếu đem chế biến có giá thành hơn 10
triệu. Theo các bạn những tầng lớp nào có thể bỏ ra số tiền đó. 4. Không
có nét thẩm mỹ để làm cảnh 5. Khi con giống quá nhiều thì trở nên bão
hoà và quả Bong bong Nhím đã nổ Nhưng nếu nuôi chim Trĩ chúng ta sẽ thế
nào, các bạn hãy thử nghĩ xem:
1. Giá thành con giống thấp
2. Giá trị dinh dưỡng cao, thịt chim Trĩ được ví như là đặc sản vì ngày xưa chỉ có Vua, Chúa được ăn loại này
3. Có giá trị làm cảnh
4. Khả năng sinh sản nhanh
5. Khi chim bố mẹ sau thời gian đẻ
kém chúng có thể bán cho Nhà hàng để thu hồi vốn ban đầu hay là đích
thân chúng ta thưởng thức món thịt chim Trĩ. II. Quy trình gây nuôi loài
chim Trĩ 1 )
Chọn Giống Đối với chim con các bạn
nên chọn chim như gà con vậy, hãy chọn các con lông mượt, mắt sáng,
nhanh nhẹn, lỗ hẫu môn khô ráo, chân và mỏ không có dị hình.
Đối với chim trưởng thành: - Trọn
chim trống có ngoại hình to, cao, đuôi dài, lông mượt, trường chim, dáng
khỏe mạnh, lanh lợi.Nếu ở thời kỳ trưởng thành chim trống luôn trong tư
thế nghiêng mình xung trận.
Trong đàn bạn nên chọn vài con trống
khoẻ mạnh nhốt riêng để làm giống, một kinh nghiệm xin chia sẻ với các
bạn đối với chim trống có thời kỳ thay lông là lúc chúng cho khả năng
phôi đạt tỷ lệ chuẩn cao nhất. Còn khi bộ lông của chúng đã được thay và
mượt mà thì khả năng cho phôi là kém. - Chim mái: bầu chim, nở hậu,
không dị hình, dị tật.. 2 )
Kỹ Thuật làm chuồng trại : Việc làm
chuồng trại nuôi chim Trĩ khá đơn giản bà con có thể tận dụng các khu
chuồng nuôi cũ, hoặc nhà kho, xưởng sau đó cải tạo lại, miễn sao đảm bảo
vệ sinh thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Quan trọng chuồng nuôi phải kín để
chim không bay đi mất. Với chim non từ 1 -3 tháng tuổi: nuôi, úm trong
chuồng lưới mắt cáo, hoặc dải chấu, hạn chế tiếp đất, nuôi ở nơi kín gió
và đảm bảo tốt nhất về công tác vệ sinh và cách ly phòng ngừa bệnh
dịch. Hạn chế cho người lạ hoặc vật nuôi khác tiếp cận. - Mật độ nuôi úm
Chim: 0 – 30 ngày tuổi : 40 - 15 con /m2 : 30 – 60 ngày tuổi : 12 – 6
con / m2 60 – 90 ngày tuổi : 4 – 2 con /m2 Sau 90 ngày tuổi có thể đưa
chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con /m2 - Làm chuồng cho chim
lớn : Nếu làm chuồng mới để nuôi chim sinh sản có thể thiết kế theo
khung cơ bản sau: : Rộng ngang : 3,5 m x dài 6 m x cao 2,5 – 2,8 m. Với
diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 20 -25 cá thể chim bố mẹ sinh
sản , hoặc 30 - 40 cá thể chim hậu bị. Tường vây có thể xây hoặc dùng
lưới B40, lưới mắt cáo.Trên nóc sử dụng các loại tấm lợp broxi măng hoặc
vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương. Miễn sao đảm bảo chim không
thoát ra ngoài. Nền chuồng được dải một phần hoặc toàn bộ cát. ( sử dụng
loại cát Vàng ) để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Phần còn lại có thể sử
dụng bằng nền bêtông, hoặc trồng cỏ trong khoảng sân chơi. Mái các bạn
cỏ thể lợp hết bằng tôn hay blô ximăng. Hiện nay tôi lợp một phần bằng
cước trắng để cho chim chơi.
Lưu ý : Thường xuyên vệ sinh chuồng
trại định kỳ 2- 3 lần / tuần. Phun thuốc khử trùng định kỳ. Thường xuyên
kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi nilông trong khu vực nuôi đề
phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến tủng diều và bị chết. 3 ) Thời kỳ đẻ
trứng và kỹ thuật ấp nở : Chim Trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8
tháng tuổi có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 2 âm lịch
đến khoảng tháng 4 âm lịch sau đó chim Trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi
tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Bình quân mỗi
năm 1 chim mái có thể đẻ từ 50 -80 trứng .Với các tỉnh phía bắc nước ta
nơi có mùa đông lạnh và kéo dài chim thường đẻ muôn hợn, thường mùa đẻ
chỉ bắt đầu khi vào mùa xuân ấm áp. Các tình khu vực phía Nam nơi có
thời tiết nắng ấm mùa đẻ của chim trĩ thường sớm hơn và kéo dài hơn.
Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng, chim thường đẻ nhờ vào tổ
chim khác. Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo ta phải
dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim.Tỉ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố:
là chất lưng phôi trứng và kỹ thuật ấp. Thường có 2 cách cơ bản để ấp
trứng chim Trĩ:
1. Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự ( Thường dùng, gà mái hoa mơ, ..vv ). Cách ấp này đơn giản như ấp trứng gia cầm thông thường tuy
nhiên cho tỷ lệ thành công thấp và khó áp dụng cho nuôi quy mô lớn.
2. Dùng máy ấp: Sử dụng loại máy ấp
trứng gia cầm thông thường để ấp. Thời gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày.
Hiệu chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tùy theo giai đoạn: Nhiệt độ ấp trong tuần
đầu: 37,5 độ C, độ ẩm 55 %. Tuần thứ 2 Nhiệt độ 37,3 độ C, độ ẩm 60 %.
Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ, độ
ẩm 75 %. (Lưu ý sử dụng hoàn toàn nước cất để tạo độ ẩm, không dùng
nước bẩn, có chứa tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của
nước) 4 ) Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng 4.1 Nuôi chim con (
giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi ) : Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới
mắt cáo, sử dụng bóng điện hoặc đèn sưởi đảm bảo nhiệt độ 25 -27 độ C.
Không nuôi chim con tại nơi có gió lùa, mưa tạt, che đậy cẩn thận để đảm
bảo an toàn cho chim khỏi các vật nuôi khác tấn công: Chó, mèo, chuột.
Khu vực nuôi thường xuyên được khử trùng định kỳ tối thiểu 15- 20 ngày/
lần.
Thức ăn: sử dụng loại cám viên dùng
cho gà con , sử dụng loại máng ăn, uống tự chế hoặc máng dùng cho gà
miễn sao đảm bảo vệ sinh. Nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn
hết nhấc máng ra vệ sinh và thay nước mới, tránh để nước lưu lại sang
ngày thứ 2 .
Với chim nhỏ sức đề kháng yếu ta sử
dụng loại nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống . 4.2 Nuôi
chim trưởng thành : Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành
cho gia cầm trưởng thành, gia cầm sinh sản ( cám gà đẻ ) kết hợp với
thóc. Tỉ lệ pha tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của chim: có thể dùng tới
60% thóc trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại
rau xanh: rau muống, rau lang, thân cây chuối thái nhỏ ..vv . Hạn chế
cho các loại thức ăn lạ nhu: tôm, cua, cá có thể dẫn đến tình trạng chim
bị tiêu chảy . Trong quá trình nuôi đàn thường xảy ra hiện tượng chim
cắn, mổ nhau: Vị trí mổ thường tập chung vào mắt, đỉnh đầu hoặc lỗ
huyệt.
Để hạn chế việc này ta có thể sử
dụng 1 số phương thức sau : - Tách riêng cá thể chim bị đánh , hoặc chim
đánh ra khỏi chuồng nuôi từ 3-5 ngày. Sau đó thả lại bình thường - Cho
ăn bổ sung thêm 1 số khoáng chất: Ca, Zn. Có thể sử dụng loại thuốc
trống cắn, mổ bán tại các tiệm thú y để pha vào thức ăn cho chim. - Cắt
hoặc mài bớt phần mỏ dưới của chim (đây là liệu pháp bắt buộc trong quy
trình nuôi công nghiệp theo quy mô lớn ). Việc cắt hoặc mài mỏ dưới của
chim không làm ảnh hưởng đến ngoại hình ( vì phần mỏ dưới bị che khuất
). Không ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chim trống.
Vì thực chất chim Trĩ đạp mái thời
gian diễn ra rất nhanh ( từ 15 -30 giây ) không nhất thiết cần sự hỗ trợ
của bộ mỏ, nếu có chỉ cần mỏ trên là đủ. Ngoài ra việc cắt, mài mỏ còn
loại bỏ được nguyên nhân ăn trứng của chim. Khi đưa vào môi trường nuôi
nhân tạo thì ngoại hình, trọng lượng của chim do người nuôi quyết định.
Ví dụ : Nếu sử dụng 100 % cám tổng hợp làm khẩu phần ăn, chim trĩ sẽ rất
nhanh lớn và có thể đạt trọng lượng >2kg / con. Tuy nhiên chất lượng
thịt thương phẩm sẽ giảm vì mất dần tính hoang dã của chim, đồng thời
sức đề kháng của chim cũng kém đi với chim mái có thể dẫn đến hiện tượng
béo lú mà không sinh sản được. 5 ) Phòng và trị bệnh : 5.1 Phòng bệnh -
Chim Trĩ giống mới nở: Sử dụng các loại kháng sinh đặc trị Ecoli hoà
vào nước uống với liều lường bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì
(dùng Vime-Coam; Coliquin … ) - Khi chim từ 5 -7 ngày tuổi tiến hành nhỏ
mắt, mũi bằng vaccin lasota, mỗi cá thể chim từ 1 – 2 giọt ( nhỏ 2 lần,
lần sau cách lần trước 15 ngày)
- Khi chim 2 tuần tuổi dùng vacxin
Gum cho uống.Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng bắt đầu chủng Newcastle và
vaccin tụ huyết trùng. Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng chủng lại 1 lần. -
Vị trí tiêm: tiêm dưới da vào ức, lườn chim, không tiêm vào bắp chim có
thể dẫn đến hiện tượng liệt chim nếu tiêm không đúng kỹ thuật. Với các
dạng cúm gia cầm, tiêm phòng theo lịch cụ thể của từng địa phương.
5.2 Trị Bệnh Các bệnh thường gặp
khi nuôi chim trĩ đỏ : - Bệnh tiêu chảy, Ecoli : chủ yếu sảy ra sau quá
trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo: Dùng Vaccin đặc trị
Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống (liều lượng bằng 2,5 lần hướng dẫn
trên bao bì). - Bệnh về đường hô hấp: ( hen phổi , nấm phổi ): Chim có
hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, hở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do
thay đổi thời tiết, hoặc mật đồ nuôi dày.Cách trị : Dùng thuốc đặc trị
hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên
bao bì, đều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử
trùng. - Bệnh đau mắt ( sưng mặt ) : Biểu hiện : Mắt chim có màng đục
nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng: Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn,
uống được mà chết. Cách trị: Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5
giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán. Năm 2009,
gia đình chúng tôi mua giống chim Trĩ của Viện Chăn nuôi Quốc gia và
thật đáng mừng lứa chim Trĩ đang sinh sản tốt. Bên cạnh đó đã được Chi
cục Kiểm lâm cấp phép. Hiện nay trang trại của gia đình chúng tôi có thể
cung cấp giống chim Trĩ cho các bạn. Tôi cam kết về uy tín của con
giống đạt chất lượng cao. Liên hệ: Gia đình Tuấn – Lý. Địa chỉ: Thôn
Vườn Tràng, xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại:
gặp Mr. Nghiêm: 0979.414.448 Giá chim Trĩ giống bán ra 1. Chim 01 ngày
tuổi: 70.000 đ/con 2. Chim 01 tuần tuổi: 100.000 đ/con CHÚC CÁC BẠN
THÀNH CÔNG
shop hoa sai gon , shop hoa tuoi sai gon , shop hoa sài gòn , shop hoa tươi sài gòn
quạt công nghiệp , quat cong nghiep , quạt điện , quat dien , quat dien cong nghiep , quạt điện công nghiệp